Cửu Âm Chân Kinh là tên gọi một bộ tuyệt kỹ võ công lần đầu xuất hiện trong tác phẩm "Anh hùng xạ điêu" của nhà văn Kim Dung. Sau này, môn võ này còn xuất hiện trong 2 tác phẩm khác là "Thần điêu đại hiệp" và "Ỷ Thiên Đồ Long ký".Trong tiểu thuyết Kim Dung, đây là bộ tuyệt thế võ công ẩn chứa sức mạnh vô biên, có thể giúp các cao thủ xưng hùng xưng bá giới võ lâm.Trong bộ phim "Anh hùng xạ điêu" phiên bản 2008 cũng đã đề cập đến nguồn gốc của Cửu Âm Chân Kinh. Theo lời kể của Lão Ngoan Đồng, người viết nên môn võ học này là Hoàng Thường.Hoàng Thường vốn là một quan văn trong triều dưới thời đại vua Huy Tông triều Tống, theo lệnh của hoàng đế thu thập hết sách của Đạo gia 5481 quyển viết thành bộ sách Vạn thọ Đạo tàng (việc này diễn ra vào năm Chính Hòa thứ năm, vua Huy Tông).Nhờ trí thông minh và kiên trì, Hoàng Thường đã học được toàn bộ các bí kíp võ học Đạo gia và trở thành một cao thủ võ lâm.Sau đó, theo lệnh của Huy Tông hoàng đế, Hoàng Thường dẫn quân đến tiêu diệt Minh giáo, do lính triều đình quá kém cỏi nên quân của Hoàng Thường bị đại bại, nhưng ông cũng giết được một vài cao thủ và sứ giả của Minh giáo.Sau đó Hoàng Thường bị người thân của các cao thủ mà ông đã giết cùng lúc kéo đến hỏi tội, Hoàng Thường giết được vài người, nhưng do kẻ thù quá đông ông không chống nổi, kết quả là cả nhà Hoàng Thường bị sát hại, chỉ một mình Hoàng Thường thoát nạn chạy lên núi ẩn náu quyết rèn luyện võ công cao cường để trả thù.Sau một thời gian dài tu luyện và ngộ được đạo lý võ học, Hoàng Thường xuống núi với ý định trả thù nhưng ông nhận ra tất cả các đối thủ đều đã chết hết, thậm chí con cái đối thủ cũng đã già nua, Hoàng Thường hết ý định trả thù, nhưng tiếc những kiến thức võ học Đạo gia mà mình học được nên viết thành bộ Cửu âm chân kinh gồm 2 quyển là quyển thượng và quyển hạ.Sau khi Hoàng Thường qua đời, Cửu âm chân kinh lưu lạc trong nhân gian. Đây là bộ tuyệt kỹ ẩn chứa sức mạnh vô biên, có thể giúp các cao thủ xưng hùng xưng bá giới võ lâm.Chính vì sự lợi hại của Cửu âm chân kinh nên trong giang hồ luôn xảy ra những cuộc chém giết để tranh giành ác liệt để sở hữu bí kíp tuyệt đỉnh này.Theo sử sách Trung Hoa, Hoàng Thường là một nhân vật có thật. Ông sống vào khoảng năm 1043 - 1130 và là một viên quan cao cấp tỉnh Phúc Kiến.Ông cũng là người yêu thích đạo thuật và có học vấn uyên thâm hơn người, được vua Tống Huy Tông ủy thác phụ trách việc khắc in bộ Chính Hòa vạn thọ Đạo tạng trong 8 năm. Sau khi qua đời, ông được truy tặng hàm vị Thái phó.>>>Xem thêm video: Dấu ấn của "Minh chủ võ hiệp" Kim Dung (Nguồn: VTV24).
Cửu Âm Chân Kinh là tên gọi một bộ tuyệt kỹ võ công lần đầu xuất hiện trong tác phẩm "Anh hùng xạ điêu" của nhà văn Kim Dung. Sau này, môn võ này còn xuất hiện trong 2 tác phẩm khác là "Thần điêu đại hiệp" và "Ỷ Thiên Đồ Long ký".
Trong tiểu thuyết Kim Dung, đây là bộ tuyệt thế võ công ẩn chứa sức mạnh vô biên, có thể giúp các cao thủ xưng hùng xưng bá giới võ lâm.
Trong bộ phim "Anh hùng xạ điêu" phiên bản 2008 cũng đã đề cập đến nguồn gốc của Cửu Âm Chân Kinh. Theo lời kể của Lão Ngoan Đồng, người viết nên môn võ học này là Hoàng Thường.
Hoàng Thường vốn là một quan văn trong triều dưới thời đại vua Huy Tông triều Tống, theo lệnh của hoàng đế thu thập hết sách của Đạo gia 5481 quyển viết thành bộ sách Vạn thọ Đạo tàng (việc này diễn ra vào năm Chính Hòa thứ năm, vua Huy Tông).
Nhờ trí thông minh và kiên trì, Hoàng Thường đã học được toàn bộ các bí kíp võ học Đạo gia và trở thành một cao thủ võ lâm.
Sau đó, theo lệnh của Huy Tông hoàng đế, Hoàng Thường dẫn quân đến tiêu diệt Minh giáo, do lính triều đình quá kém cỏi nên quân của Hoàng Thường bị đại bại, nhưng ông cũng giết được một vài cao thủ và sứ giả của Minh giáo.
Sau đó Hoàng Thường bị người thân của các cao thủ mà ông đã giết cùng lúc kéo đến hỏi tội, Hoàng Thường giết được vài người, nhưng do kẻ thù quá đông ông không chống nổi, kết quả là cả nhà Hoàng Thường bị sát hại, chỉ một mình Hoàng Thường thoát nạn chạy lên núi ẩn náu quyết rèn luyện võ công cao cường để trả thù.
Sau một thời gian dài tu luyện và ngộ được đạo lý võ học, Hoàng Thường xuống núi với ý định trả thù nhưng ông nhận ra tất cả các đối thủ đều đã chết hết, thậm chí con cái đối thủ cũng đã già nua, Hoàng Thường hết ý định trả thù, nhưng tiếc những kiến thức võ học Đạo gia mà mình học được nên viết thành bộ Cửu âm chân kinh gồm 2 quyển là quyển thượng và quyển hạ.
Sau khi Hoàng Thường qua đời, Cửu âm chân kinh lưu lạc trong nhân gian. Đây là bộ tuyệt kỹ ẩn chứa sức mạnh vô biên, có thể giúp các cao thủ xưng hùng xưng bá giới võ lâm.
Chính vì sự lợi hại của Cửu âm chân kinh nên trong giang hồ luôn xảy ra những cuộc chém giết để tranh giành ác liệt để sở hữu bí kíp tuyệt đỉnh này.
Theo sử sách Trung Hoa, Hoàng Thường là một nhân vật có thật. Ông sống vào khoảng năm 1043 - 1130 và là một viên quan cao cấp tỉnh Phúc Kiến.
Ông cũng là người yêu thích đạo thuật và có học vấn uyên thâm hơn người, được vua Tống Huy Tông ủy thác phụ trách việc khắc in bộ Chính Hòa vạn thọ Đạo tạng trong 8 năm. Sau khi qua đời, ông được truy tặng hàm vị Thái phó.
>>>Xem thêm video: Dấu ấn của "Minh chủ võ hiệp" Kim Dung (Nguồn: VTV24).