Cao thủ đại nội của nhà Thanh là những nhất đẳng thị vệ có nhiệm vụ bảo vệ hoàng đế. Họ là những thị vệ dũng cảm, trung thành, có cơ thể cường tráng và võ nghệ cao cường.Một số đại thần dưới thời nhà thanh có xuất thân là thị vệ. Nổi tiếng là Hòa Thân. Vào năm Càn Long thứ 37 (1772), Hòa Thân nhậm chức Tam đẳng Thị vệ, về sau đổi tên thành Niêm can xứ Thị vệ. Năm 1775, Hòa thân lần lượt giữ chức: Càn Thanh môn Thị vệ, Ngự tiền Thị vệ kiêm Phó Đô thống Mãn Châu Chính Lam kỳ.Do được hoàng đế Càn Long tin tưởng và trọng dụng, Hòa Thân thăng tiến nhanh trong quan trường, giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Đại học sĩ, Quân cơ đại thần, Cửu môn đề đốc.Thị vệ được tuyển chọn từ con cháu của các gia tộc thuộc Bát Kỳ Mãn Châu và Mông Cổ. Thà Thanh phân loại thị vệ làm 4 bậc gồm: nhất đẳng thị vệ, nhị đẳng thị vệ, tam đẳng thị vệ và tứ đẳng thị vệ.Trong đó, nhất đẳng thị vệ có cấp bậc cao nhất. Họ là những cao thủ giỏi nhất về võ nghệ và khả năng chiến đấu xuất sắc. Họ vừa làm nhiệm vụ bảo vệ nhà vua vừa là biểu tượng cho sức mạnh và quyền lực của triều đình.Ngoài xuất thân từ các gia tộc thuộc Bát Kỳ Mãn Châu và Mông Cổ, thị vệ phải có thể chất khỏe mạnh, võ nghệ cao, thông minh và khả năng thực chiến tốt.Để có thể làm thị vệ đi theo bảo vệ nhà vua, các ứng viên phải trải qua quá trình tuyển chọn và huấn luyện nghiêm ngặt. Họ phải đáp ứng nhiều tiêu chí bao gồm: thành thạo cưỡi ngựa, bắn cung, kiếm thuật, thương pháp, đấu vật...Kiếm mà nhất đẳng thị vệ được rèn từ loại thép chất lượng cao nên cực kỳ sắc bén. Với khả năng sát thương cao và võ nghệ cao cường, họ có thể dùng kiếm tiêu diệt kẻ tấn công chỉ trong vòng 5 bước chân.Nhất đẳng thị vệ luôn sẵn sàng chiến đấu, hy sinh tính mạng để bảo vệ an toàn cho hoàng đế trong mọi hoàn cảnh.Tiếp đến, các thị vệ còn phải am hiểu các nghi thức, quy tắc, luật lệ trong hoàng cung để có thể tháp tùng, bảo vệ cho hoàng đế trong mọi tình huống như khi ở trong cung hoặc khi đi vi hành.Mời độc giả xem video: Bất ngờ lý do các phi tần nhà Thanh luôn đeo hộ giáp không rời.
Cao thủ đại nội của nhà Thanh là những nhất đẳng thị vệ có nhiệm vụ bảo vệ hoàng đế. Họ là những thị vệ dũng cảm, trung thành, có cơ thể cường tráng và võ nghệ cao cường.
Một số đại thần dưới thời nhà thanh có xuất thân là thị vệ. Nổi tiếng là Hòa Thân. Vào năm Càn Long thứ 37 (1772), Hòa Thân nhậm chức Tam đẳng Thị vệ, về sau đổi tên thành Niêm can xứ Thị vệ. Năm 1775, Hòa thân lần lượt giữ chức: Càn Thanh môn Thị vệ, Ngự tiền Thị vệ kiêm Phó Đô thống Mãn Châu Chính Lam kỳ.
Do được hoàng đế Càn Long tin tưởng và trọng dụng, Hòa Thân thăng tiến nhanh trong quan trường, giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Đại học sĩ, Quân cơ đại thần, Cửu môn đề đốc.
Thị vệ được tuyển chọn từ con cháu của các gia tộc thuộc Bát Kỳ Mãn Châu và Mông Cổ. Thà Thanh phân loại thị vệ làm 4 bậc gồm: nhất đẳng thị vệ, nhị đẳng thị vệ, tam đẳng thị vệ và tứ đẳng thị vệ.
Trong đó, nhất đẳng thị vệ có cấp bậc cao nhất. Họ là những cao thủ giỏi nhất về võ nghệ và khả năng chiến đấu xuất sắc. Họ vừa làm nhiệm vụ bảo vệ nhà vua vừa là biểu tượng cho sức mạnh và quyền lực của triều đình.
Ngoài xuất thân từ các gia tộc thuộc Bát Kỳ Mãn Châu và Mông Cổ, thị vệ phải có thể chất khỏe mạnh, võ nghệ cao, thông minh và khả năng thực chiến tốt.
Để có thể làm thị vệ đi theo bảo vệ nhà vua, các ứng viên phải trải qua quá trình tuyển chọn và huấn luyện nghiêm ngặt. Họ phải đáp ứng nhiều tiêu chí bao gồm: thành thạo cưỡi ngựa, bắn cung, kiếm thuật, thương pháp, đấu vật...
Kiếm mà nhất đẳng thị vệ được rèn từ loại thép chất lượng cao nên cực kỳ sắc bén. Với khả năng sát thương cao và võ nghệ cao cường, họ có thể dùng kiếm tiêu diệt kẻ tấn công chỉ trong vòng 5 bước chân.
Nhất đẳng thị vệ luôn sẵn sàng chiến đấu, hy sinh tính mạng để bảo vệ an toàn cho hoàng đế trong mọi hoàn cảnh.
Tiếp đến, các thị vệ còn phải am hiểu các nghi thức, quy tắc, luật lệ trong hoàng cung để có thể tháp tùng, bảo vệ cho hoàng đế trong mọi tình huống như khi ở trong cung hoặc khi đi vi hành.
Mời độc giả xem video: Bất ngờ lý do các phi tần nhà Thanh luôn đeo hộ giáp không rời.