Tọa lạc tại số 161/85/20 đường Lạc Long Quân, phường 3, quận 11, chùa Giác Viên là một trong những ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn. Chùa còn có tên là chùa Hố Đất vì trước đây nằm ở bên rạch Hố Đất.Chùa được hình thành vào thế kỷ 18, đến năm 1798 được Thiền sư Tổ Tông - Viên Quang (đời thứ 36, trụ trì năm 1774 - 1827) cho trùng tu lớn, gần như là làm mới lại tất cả. Sau trùng tu, chùa được đặt tên là Viện Quan Âm.Năm 1850, Hòa thượng trụ trì chùa Giác Lâm lúc bấy giờ là Tiên Giác - Hải Tịnh (đời thứ 37, trụ trì năm 1827 - 1869) cho trùng tu viện thành chùa, đổi tên lại là chùa Giác Viên.Chùa Giác Viên được trùng tu lớn vào năm 1958, 1961, 1962. Diện mạo chùa hiện nay có kiến trúc tương tự như chùa Giác Lâm, toàn bộ khuôn viên diện tích gần 20.000 m2.Chùa có bình đồ hình chữ Trung, Phật điện ở giữa, hai bên có 2 dãy nhà. Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có những dãy nhà phụ làm lớp học, trai đường, nhà bếp,...và khu tháp mộ.Nét đặc biệt trong kiến trúc chùa Giác Viên là bộ sườn gỗ chạm trổ tinh vi, tiêu biểu cho kiến trúc cổ truyền tại miền Nam Việt Nam. Trong có tất cả 153 pho tượng lớn nhỏ (đa số bằng gỗ), 57 bao lam (cửa võng) và 60 phù điêu. Hầu hết các cổ vật này được chạm khắc vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.Năm 1993, chùa được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa c ấp quốc gia của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều hạng mục của chùa đã xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ đổ sập.Các vết nứt xuất hiện ngang dọc trên một số tòa nhà của chùa.Nhiều cột gỗ đã mục ruỗng.Mái chùa bong tróc nhiều chỗ.Hiện tại, chùa đang được trùng tu, tôn tạo với kinh phí và quy mô lớn nhất từ trước đến nay.Một số hình ảnh khác về chùa Giác Viên trước khi trùng tu.
Tọa lạc tại số 161/85/20 đường Lạc Long Quân, phường 3, quận 11, chùa Giác Viên là một trong những ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn. Chùa còn có tên là chùa Hố Đất vì trước đây nằm ở bên rạch Hố Đất.
Chùa được hình thành vào thế kỷ 18, đến năm 1798 được Thiền sư Tổ Tông - Viên Quang (đời thứ 36, trụ trì năm 1774 - 1827) cho trùng tu lớn, gần như là làm mới lại tất cả. Sau trùng tu, chùa được đặt tên là Viện Quan Âm.
Năm 1850, Hòa thượng trụ trì chùa Giác Lâm lúc bấy giờ là Tiên Giác - Hải Tịnh (đời thứ 37, trụ trì năm 1827 - 1869) cho trùng tu viện thành chùa, đổi tên lại là chùa Giác Viên.
Chùa Giác Viên được trùng tu lớn vào năm 1958, 1961, 1962. Diện mạo chùa hiện nay có kiến trúc tương tự như chùa Giác Lâm, toàn bộ khuôn viên diện tích gần 20.000 m2.
Chùa có bình đồ hình chữ Trung, Phật điện ở giữa, hai bên có 2 dãy nhà. Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có những dãy nhà phụ làm lớp học, trai đường, nhà bếp,...và khu tháp mộ.
Nét đặc biệt trong kiến trúc chùa Giác Viên là bộ sườn gỗ chạm trổ tinh vi, tiêu biểu cho kiến trúc cổ truyền tại miền Nam Việt Nam. Trong có tất cả 153 pho tượng lớn nhỏ (đa số bằng gỗ), 57 bao lam (cửa võng) và 60 phù điêu. Hầu hết các cổ vật này được chạm khắc vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Năm 1993, chùa được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa c ấp quốc gia của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều hạng mục của chùa đã xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ đổ sập.
Các vết nứt xuất hiện ngang dọc trên một số tòa nhà của chùa.
Nhiều cột gỗ đã mục ruỗng.
Mái chùa bong tróc nhiều chỗ.
Hiện tại, chùa đang được trùng tu, tôn tạo với kinh phí và quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Một số hình ảnh khác về chùa Giác Viên trước khi trùng tu.