Một chiếc xe đạp thồ từng được dân công, thanh niên xung phong sử dụng ở đường mòn Hồ Chí Minh, hiện vật của Bảo tàng TP HCM. Hàng nghìn chiếc xe như thế này đã xẻ dọc dãy Trường Sơn để chi viện cho chiến trường miền Nam trong suốt những năm tháng kháng chiến chống Mỹ.Mỗi chiếc xe đạp thổ có thể vật chuyển hàng tạ hàng hóa, đạn dược vượt hàng trăm km đường núi bằng sức người. Để làm được điều này, xe phải được "cải tiến" khá nhiều.Từ ghi đông của xe có hai cây sắt hàn nối với trục bánh trước.Điều này giúp tăng khả năng điều hướng trong điều kiện tải nặng.Thanh gỗ hình tam giác được ốp vào giữa hai gióng xe để tăng sức chịu tải của bộ khung.Hàng hóa thường được chia ra làm ba bao tải, một bao đặt trên yên sau, hai bao ở hai bên thân xe.Nẹp tre và dây thừng được dùng để cố định các bao tải vào khung xe.Chắn bùn của cả hai bánh được tháo bỏ để tăng sự linh hoạt, tránh kẹt bánh xe khi di chuyển trong điều kiện bùn lầy.Trước xe có hộp đèn chế bằng ống bơ, đựng vừa đèn pin chữ L của quân đội Mỹ.Vỏ lốp cũ sờn, không phải lúc nào cũng có thể thay mới. Khi rách, nó có thể được xử lý bằng cách dùng giẻ rách buộc lại.Yên xe không còn được dùng dể ngồi, trở thành điểm tựa để cố định bao tải hàng vào yên sau.Khi dùng để thồ hàng, nhiều bộ phận quan trọng của chiếc xe chỉ còn có vai trò như "vật trang trí", như bộ nhông, pedal...Mặc dù hết sức thô sơ, xe đạp thồ là một phương tiện chiến tranh có vai trò rất quan trọng của quân Giải phóng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.So với các phương tiện cơ giới khác, xe đạp thồ tải được ít hàng, tốc độc chậm hơn, nhưng có giá thành rẻ, không tốn xăng dầu, dễ sửa chữa bão đưỡng. Đặc biệt những chiếc xe này là có thể thích ứng với những địa hình hiểm trở mà các phương tiện lớn khác "bó tay".Với người Mỹ, những chiếc xe đạp nhỏ bé này là thứ "vũ khí bí mật" của đối phương mà họ không thể ngờ tới, và không có một chiến lược hữu hiệu nào để đối phó.Trong 10 năm trường kỳ kháng chiến, một khối lượng khổng lồ hàng hóa, đạn được đã vượt đường Trường Sơn để đến với đồng bào, chiến sĩ miền Nam bằng những chiếc xe đạp mộc mạc, góp phần vào chiến thắng của công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.Có thể nói, “dưới đôi bàn tay của chiến sĩ vận tải, những chiếc xe đạp đã làm nên điều kỳ diệu”, như những dòng được viết trong cuốn nhật ký lịch sử của một nhân chứng từng tham gia cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc. Mời quý độc giả xem video: Lược sử cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Một chiếc xe đạp thồ từng được dân công, thanh niên xung phong sử dụng ở đường mòn Hồ Chí Minh, hiện vật của Bảo tàng TP HCM. Hàng nghìn chiếc xe như thế này đã xẻ dọc dãy Trường Sơn để chi viện cho chiến trường miền Nam trong suốt những năm tháng kháng chiến chống Mỹ.
Mỗi chiếc xe đạp thổ có thể vật chuyển hàng tạ hàng hóa, đạn dược vượt hàng trăm km đường núi bằng sức người. Để làm được điều này, xe phải được "cải tiến" khá nhiều.
Từ ghi đông của xe có hai cây sắt hàn nối với trục bánh trước.
Điều này giúp tăng khả năng điều hướng trong điều kiện tải nặng.
Thanh gỗ hình tam giác được ốp vào giữa hai gióng xe để tăng sức chịu tải của bộ khung.
Hàng hóa thường được chia ra làm ba bao tải, một bao đặt trên yên sau, hai bao ở hai bên thân xe.
Nẹp tre và dây thừng được dùng để cố định các bao tải vào khung xe.
Chắn bùn của cả hai bánh được tháo bỏ để tăng sự linh hoạt, tránh kẹt bánh xe khi di chuyển trong điều kiện bùn lầy.
Trước xe có hộp đèn chế bằng ống bơ, đựng vừa đèn pin chữ L của quân đội Mỹ.
Vỏ lốp cũ sờn, không phải lúc nào cũng có thể thay mới. Khi rách, nó có thể được xử lý bằng cách dùng giẻ rách buộc lại.
Yên xe không còn được dùng dể ngồi, trở thành điểm tựa để cố định bao tải hàng vào yên sau.
Khi dùng để thồ hàng, nhiều bộ phận quan trọng của chiếc xe chỉ còn có vai trò như "vật trang trí", như bộ nhông, pedal...
Mặc dù hết sức thô sơ, xe đạp thồ là một phương tiện chiến tranh có vai trò rất quan trọng của quân Giải phóng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
So với các phương tiện cơ giới khác, xe đạp thồ tải được ít hàng, tốc độc chậm hơn, nhưng có giá thành rẻ, không tốn xăng dầu, dễ sửa chữa bão đưỡng. Đặc biệt những chiếc xe này là có thể thích ứng với những địa hình hiểm trở mà các phương tiện lớn khác "bó tay".
Với người Mỹ, những chiếc xe đạp nhỏ bé này là thứ "vũ khí bí mật" của đối phương mà họ không thể ngờ tới, và không có một chiến lược hữu hiệu nào để đối phó.
Trong 10 năm trường kỳ kháng chiến, một khối lượng khổng lồ hàng hóa, đạn được đã vượt đường Trường Sơn để đến với đồng bào, chiến sĩ miền Nam bằng những chiếc xe đạp mộc mạc, góp phần vào chiến thắng của công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Có thể nói, “dưới đôi bàn tay của chiến sĩ vận tải, những chiếc xe đạp đã làm nên điều kỳ diệu”, như những dòng được viết trong cuốn nhật ký lịch sử của một nhân chứng từng tham gia cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc.
Mời quý độc giả xem video: Lược sử cuộc kháng chiến chống Mỹ.