Tại trưng bày chuyên đề “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đang diễn tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam có sự hiện diện của một cổ vật rất độc đáo. Đó là chiếc thạp gốm hoa nâu thời Trần, niên đại thế kỷ 13-14.Chiếc thạp cao chừng 40 cm, trên thân có trang trí hình một con hổ đang đuổi theo con ngựa, hàm răng hổ cắn vào đuôi ngựa.Có một chi tiết đáng chú ý là trên lưng ngựa có cắm một lá cờ hiệu. Phía sau chi tiết này có thể là một nội dung sâu xa mà chiếc thạp muốn truyền tải.Theo đó, ngựa đeo cờ hiệu mà không có người cưỡi thì nhiều khả năng là ngựa chiến chạy trốn từ một trận chiến mà kỵ sĩ đã ngã ngựa. Không còn người cầm cương, chú ngựa hoảng loạn chạy khỏi chốn binh đao đầu rơi máu chảy.Nhưng "tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa", con vật xấu số lại lọt vào tầm ngắm của "chúa sơn lâm". Thời đó, loài hổ vẫn còn hiện diện đầy rẫy ở các khu vực hoang vu của Việt Nam.Đó hẳn phải là một trận đánh lớn và quan trọng thì mới được nghệ nhân dân gian khắc ghi vào tác phẩm của mình. Và nhắc đến các cuộc chiến lớn thời Trần, người ta sẽ nghĩ ngay đến ba cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông.Nếu sự suy diễn trên là đúng, có thể hình dung con hổ đang đuối theo ngựa chính là biểu tượng cho sức mạnh và tư thế chiến thắng của quân dân Đại Việt.Còn con ngựa - tượng trưng cho lực lượng kỵ binh khét tiếng của người Mông Cổ - đang tháo chạy trong tuyệt vọng, khi mà cái đuôi của nó đã bị hổ ngoạm chặt...Một số hình ảnh khác về chiếc thạp "hổ gặm đuôi ngựa" thời Trần.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Tại trưng bày chuyên đề “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đang diễn tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam có sự hiện diện của một cổ vật rất độc đáo. Đó là chiếc thạp gốm hoa nâu thời Trần, niên đại thế kỷ 13-14.
Chiếc thạp cao chừng 40 cm, trên thân có trang trí hình một con hổ đang đuổi theo con ngựa, hàm răng hổ cắn vào đuôi ngựa.
Có một chi tiết đáng chú ý là trên lưng ngựa có cắm một lá cờ hiệu. Phía sau chi tiết này có thể là một nội dung sâu xa mà chiếc thạp muốn truyền tải.
Theo đó, ngựa đeo cờ hiệu mà không có người cưỡi thì nhiều khả năng là ngựa chiến chạy trốn từ một trận chiến mà kỵ sĩ đã ngã ngựa. Không còn người cầm cương, chú ngựa hoảng loạn chạy khỏi chốn binh đao đầu rơi máu chảy.
Nhưng "tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa", con vật xấu số lại lọt vào tầm ngắm của "chúa sơn lâm". Thời đó, loài hổ vẫn còn hiện diện đầy rẫy ở các khu vực hoang vu của Việt Nam.
Đó hẳn phải là một trận đánh lớn và quan trọng thì mới được nghệ nhân dân gian khắc ghi vào tác phẩm của mình. Và nhắc đến các cuộc chiến lớn thời Trần, người ta sẽ nghĩ ngay đến ba cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông.
Nếu sự suy diễn trên là đúng, có thể hình dung con hổ đang đuối theo ngựa chính là biểu tượng cho sức mạnh và tư thế chiến thắng của quân dân Đại Việt.
Còn con ngựa - tượng trưng cho lực lượng kỵ binh khét tiếng của người Mông Cổ - đang tháo chạy trong tuyệt vọng, khi mà cái đuôi của nó đã bị hổ ngoạm chặt...
Một số hình ảnh khác về chiếc thạp "hổ gặm đuôi ngựa" thời Trần.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.