Không biết từ bao giờ, hình ảnh các cọn nước ( bánh xe nước) như những bánh xe khổng lồ chậm rãi quay những vòng quay đều đều bên dòng suối đã trở một thành nét đặc trưng của vùng núi Tây Bắc.Ra đời từ nhu cầu thủy lợi ở vùng cao, cọn nước được làm ra nhằm tận dụng sức nước từ các dòng chảy tự nhiên để đưa nước lên cao, dẫn nước về các đồng ruộng và thôn bản.Được thiết kế rất khéo léo, những chiếc cọn nước thể hiện khả năng sáng tạo tuyệt vời của đồng bào miền núi trong công cuộc chinh phục thiên nhiên phục vụ lao động sản xuất và sinh hoạt.Người dân miền cao thường làm cọn nước trước khi bắt đầu một vụ mùa mới. Quá trình làm mỗi chiếc cọn là cả một kỳ công với những bí quyết được truyền lại từ nhiều thế hệ. Tất cả vật liệu để làm cọn đều có nguồn gốc từ núi rừng như tre, nứa, gỗ, lạt, song, mây, vầu...Hình dạng của chiếc cọn được định hình bởi phần guồng, là một bánh xe lớn với đường kính trên dưới 5m.Trục quay của guồng làm bằng thân tre gộc rất chắc chắn cùng hàng trăm "nan hoa" tạo thành một bộ khung vững vàng cho guồng nước.Vành guồng rộng khoảng 80cm, đặt các phên nứa để cản nước, tạo lực đẩy guồng quay và có gắn các ống bương buộc chếch khoảng 30 độ để múc đầy nước khi chìm xuống.Lực đẩy của nước khiến guồng quay liên tục, đến tầm cao nhất định thì các ống bước bắt đầu dốc nước vào các máng dàiCác máng này được làm từ thân vầu chẻ đôi.Theo độ dốc của hệ thống máng dẫn, nước chảy về các mảnh ruộng hoặc gian nhà của đồng bào miền cao.Được ví như một cỗ máy vĩnh cửu hoạt động suốt đêm ngày, cọn nước đã gánh vác một phần công việc nặng nhọc cho những người nông dân Thái, Mường, Dao, Tày, Nùng…"Cỗ máy" này vận hành với những tiếng róc rách trầm bổng, mang đậm âm hưởng miền núi suốt đêm ngày.Không đơn thuần chỉ là một công cụ thủy lợi, cọn nước đã trở thành một bản sắc văn hóa độc đáo, góp phần làm phong phú cho kho tàng văn hóa các dân tộc của Việt Nam.Bên cạnh đó, cọn nước cũng là chứng nhân của nền văn minh lúa nước trên vùng núi.Gắn với đời sống nhiều thế hệ, chứa đựng biết bao tâm huyết và trí tuệ của người dân miền núi, nhưng bánh xe nước khổng lồ đang dần vắng bóng trước những đổi thay chóng mặt của đời sống.Công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp đã khiến nhiều dòng suối được thay thế bởi hệ thống kênh mương bằng bê tông cốt thép, và những chiếc cọn phải nhường chỗ cho máy bơm nước.Với xu thế này, hình ảnhnhững chiếc cọn nước có thể sẽ biến mất trong một tương lai không xa.Bảo tồn những vòng quay vĩnh cửu của cọn nước cũng là gìn giữ một lối sống trong lành, gần gũi với thiên nhiên của con người Tây Bắc.Một số hình ảnh khác về cọn nước ở Tây Bắc.Xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi
Không biết từ bao giờ, hình ảnh các cọn nước ( bánh xe nước) như những bánh xe khổng lồ chậm rãi quay những vòng quay đều đều bên dòng suối đã trở một thành nét đặc trưng của vùng núi Tây Bắc.
Ra đời từ nhu cầu thủy lợi ở vùng cao, cọn nước được làm ra nhằm tận dụng sức nước từ các dòng chảy tự nhiên để đưa nước lên cao, dẫn nước về các đồng ruộng và thôn bản.
Được thiết kế rất khéo léo, những chiếc cọn nước thể hiện khả năng sáng tạo tuyệt vời của đồng bào miền núi trong công cuộc chinh phục thiên nhiên phục vụ lao động sản xuất và sinh hoạt.
Người dân miền cao thường làm cọn nước trước khi bắt đầu một vụ mùa mới. Quá trình làm mỗi chiếc cọn là cả một kỳ công với những bí quyết được truyền lại từ nhiều thế hệ. Tất cả vật liệu để làm cọn đều có nguồn gốc từ núi rừng như tre, nứa, gỗ, lạt, song, mây, vầu...
Hình dạng của chiếc cọn được định hình bởi phần guồng, là một bánh xe lớn với đường kính trên dưới 5m.
Trục quay của guồng làm bằng thân tre gộc rất chắc chắn cùng hàng trăm "nan hoa" tạo thành một bộ khung vững vàng cho guồng nước.
Vành guồng rộng khoảng 80cm, đặt các phên nứa để cản nước, tạo lực đẩy guồng quay và có gắn các ống bương buộc chếch khoảng 30 độ để múc đầy nước khi chìm xuống.
Lực đẩy của nước khiến guồng quay liên tục, đến tầm cao nhất định thì các ống bước bắt đầu dốc nước vào các máng dài
Các máng này được làm từ thân vầu chẻ đôi.
Theo độ dốc của hệ thống máng dẫn, nước chảy về các mảnh ruộng hoặc gian nhà của đồng bào miền cao.
Được ví như một cỗ máy vĩnh cửu hoạt động suốt đêm ngày, cọn nước đã gánh vác một phần công việc nặng nhọc cho những người nông dân Thái, Mường, Dao, Tày, Nùng…
"Cỗ máy" này vận hành với những tiếng róc rách trầm bổng, mang đậm âm hưởng miền núi suốt đêm ngày.
Không đơn thuần chỉ là một công cụ thủy lợi, cọn nước đã trở thành một bản sắc văn hóa độc đáo, góp phần làm phong phú cho kho tàng văn hóa các dân tộc của Việt Nam.
Bên cạnh đó, cọn nước cũng là chứng nhân của nền văn minh lúa nước trên vùng núi.
Gắn với đời sống nhiều thế hệ, chứa đựng biết bao tâm huyết và trí tuệ của người dân miền núi, nhưng bánh xe nước khổng lồ đang dần vắng bóng trước những đổi thay chóng mặt của đời sống.
Công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp đã khiến nhiều dòng suối được thay thế bởi hệ thống kênh mương bằng bê tông cốt thép, và những chiếc cọn phải nhường chỗ cho máy bơm nước.
Với xu thế này, hình ảnhnhững chiếc cọn nước có thể sẽ biến mất trong một tương lai không xa.
Bảo tồn những vòng quay vĩnh cửu của cọn nước cũng là gìn giữ một lối sống trong lành, gần gũi với thiên nhiên của con người Tây Bắc.
Một số hình ảnh khác về cọn nước ở Tây Bắc.
Xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi