Tọa lạc ở xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, Hòa Bình, khu mộ cổ Đống Thếch hình thành từ thế kỷ 17, là một di sản văn hóa nổi tiếng mà dân tộc Mường để lại cho hậu thế. Khu mộ này gắn với nhiều giai thoại về họ Đinh, dòng họ quan lang giàu có bậc nhất xứ Mường xưa.Giai thoại được kể lại nhiều là về đám tang của một vị quan lang - người thống trị một xã của dân tộc Mường thời trước. Theo lời kể, sau khi quan lang qua đời, hàng chục voi khỏe đã được lệnh kéo đá từ tận xứ Thanh về để dựng mộ cho ngài tại khu vực Đống Thếch.Tang lễ được cử hành với nghi lễ đặc biệt trọng thể. Đặc biệt, người quá cố được chôn cùng 5 con voi, 50 đồng nam và 50 trinh nữ. Những người này sẽ theo hầu và bảo vệ quan lang ở thế giới bên kia.100 con người này được chôn sống trong một nghi thức kéo dài 100 ngày. Trong thời gian dài đằng đẵng ấy, họ phải ở trong căn phòng xây dưới lòng đất, được tiếp lương thực và nước uống bằng những ống tre cắm sẵn.100 ngày trong bóng tối là khoảng thời gian mà ranh giới giữa sự sống và cái chết, cõi dương và cõi âm trở nên ngày càng nhạt nhòa. Sau 100 ngày, những chiếc lỗ bị bịt kín để mặc cho những con người ở tuổi xuân thì chết dần trong u uất...Ngoài giai thoại về 50 đồng nam và 50 trinh nữ bị chôn sống, còn có những giai thoại khác không kém phần rùng rợn. Như câu chuyện về một gia đình dại dột đưa hài cốt người thân táng vào khu mộ địa này, lập tức cả nhà phát điên.Còn có lời đồn rằng, khu mộ cổ này được xem như vùng đất thiêng, ai vào đây làm những chuyện xằng bậy sẽ bị thánh thần làm cho mê mẩn đầu óc không biết đường ra.Không ai có thể xác nhận rằng những câu chuyện này là có thật hay không. Những người không tin vào điều hoang đường thì cho rằng các giai thoại đáng sợ được thêu dệt nhằm bảo vệ khu mộ cổ trước sự nhòm ngó của kẻ xấu.Trên thực tế, sau khi chế độ quan lang suy tàn, bất chấp những câu chuyện rừng rợn được lưu truyền, khu mộ cổ bị bọn trộm không tiếc tay đào bới tìm cổ vật trong một thời gian dài.Đến thập niên 1970-1980, Viện Khảo cổ học Việt Nam mới tiến hành các cuộc khai quật ở khu mộ cổ Đống Thếch, khi đó nơi đây đã trở nên hoang phế và đổ nát do thời gian và sự xâm hại của con người.Qua các đợt khảo cổ, giới chuyên gia đã tìm thấy rất nhiều vật tùy táng, là đồ dùng chôn theo người chết, gồm các loại trang sức, đồ dùng bằng gốm sứ, đồng… có giá trị nghiên cứu.Kết quả của các cuộc khai quật đã mở ra rất nhiều điều còn bí ẩn trong các phong tục, sinh hoạt, đồ dùng, trang phục… của người Mường, đặc biệt trong tầng lớp lang đạo ngày xưa.Với những giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc độc nhất vô nhị, khu mộ cổ Đống Thếch đã được xếp hạng di tích khảo cổ học cấp quốc gia vào năm 1997.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Tọa lạc ở xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, Hòa Bình, khu mộ cổ Đống Thếch hình thành từ thế kỷ 17, là một di sản văn hóa nổi tiếng mà dân tộc Mường để lại cho hậu thế. Khu mộ này gắn với nhiều giai thoại về họ Đinh, dòng họ quan lang giàu có bậc nhất xứ Mường xưa.
Giai thoại được kể lại nhiều là về đám tang của một vị quan lang - người thống trị một xã của dân tộc Mường thời trước. Theo lời kể, sau khi quan lang qua đời, hàng chục voi khỏe đã được lệnh kéo đá từ tận xứ Thanh về để dựng mộ cho ngài tại khu vực Đống Thếch.
Tang lễ được cử hành với nghi lễ đặc biệt trọng thể. Đặc biệt, người quá cố được chôn cùng 5 con voi, 50 đồng nam và 50 trinh nữ. Những người này sẽ theo hầu và bảo vệ quan lang ở thế giới bên kia.
100 con người này được chôn sống trong một nghi thức kéo dài 100 ngày. Trong thời gian dài đằng đẵng ấy, họ phải ở trong căn phòng xây dưới lòng đất, được tiếp lương thực và nước uống bằng những ống tre cắm sẵn.
100 ngày trong bóng tối là khoảng thời gian mà ranh giới giữa sự sống và cái chết, cõi dương và cõi âm trở nên ngày càng nhạt nhòa. Sau 100 ngày, những chiếc lỗ bị bịt kín để mặc cho những con người ở tuổi xuân thì chết dần trong u uất...
Ngoài giai thoại về 50 đồng nam và 50 trinh nữ bị chôn sống, còn có những giai thoại khác không kém phần rùng rợn. Như câu chuyện về một gia đình dại dột đưa hài cốt người thân táng vào khu mộ địa này, lập tức cả nhà phát điên.
Còn có lời đồn rằng, khu mộ cổ này được xem như vùng đất thiêng, ai vào đây làm những chuyện xằng bậy sẽ bị thánh thần làm cho mê mẩn đầu óc không biết đường ra.
Không ai có thể xác nhận rằng những câu chuyện này là có thật hay không. Những người không tin vào điều hoang đường thì cho rằng các giai thoại đáng sợ được thêu dệt nhằm bảo vệ khu mộ cổ trước sự nhòm ngó của kẻ xấu.
Trên thực tế, sau khi chế độ quan lang suy tàn, bất chấp những câu chuyện rừng rợn được lưu truyền, khu mộ cổ bị bọn trộm không tiếc tay đào bới tìm cổ vật trong một thời gian dài.
Đến thập niên 1970-1980, Viện Khảo cổ học Việt Nam mới tiến hành các cuộc khai quật ở khu mộ cổ Đống Thếch, khi đó nơi đây đã trở nên hoang phế và đổ nát do thời gian và sự xâm hại của con người.
Qua các đợt khảo cổ, giới chuyên gia đã tìm thấy rất nhiều vật tùy táng, là đồ dùng chôn theo người chết, gồm các loại trang sức, đồ dùng bằng gốm sứ, đồng… có giá trị nghiên cứu.
Kết quả của các cuộc khai quật đã mở ra rất nhiều điều còn bí ẩn trong các phong tục, sinh hoạt, đồ dùng, trang phục… của người Mường, đặc biệt trong tầng lớp lang đạo ngày xưa.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc độc nhất vô nhị, khu mộ cổ Đống Thếch đã được xếp hạng di tích khảo cổ học cấp quốc gia vào năm 1997.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.