Nằm trong khuôn viên đình Đại Yên, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, cây đa cổ thụ đình Đại Yên là một trong số cây cổ thụ ở nội đô Hà Nội được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.Cây đa này mọc ở khoảng sân phía sau ngôi đình, cạnh gò đất được người đời cho là mộ của công chúa Ngọc Hoa, vị Thành hoàng được thờ trong đình.Cây có vòng thân rộng, nhiều người ôm không xuể.Từ các thân chính, có vô số rễ phụ buông xuống cắm sau vào lòng đất, lâu ngày phát triển đạt đến kích thước bắp tay, bắp chân người trưởng thành.Tán cây xòe rộng và xanh tốt, che mát một góc sân đình, thu hút nhiều chim chóc đến kiếm ăn, trú ngụ.Tuổi của cây đa cổ thụ này chưa được xác định rõ ràng. Một số người tin rằng, cây đã có từ khi đình Đại Yên mới được lập, khoảng thế kỷ 12-13.Theo thần phả để lại, đình Đại Yên thờ một cô bé sống vào thời nhà Lý, tên là Trần Ngọc Tường, được vua Lý phong tước hiệu Ngọc Hoa Công chúa do có công giúp quân ta đánh thắng giặc Chiêm.Khi đó vua Chiêm Thành mang quân xâm lấn nước ta, Ngọc Tường cùng mẹ tiễn cha đi đánh giặc. Khi người cha xuống thuyền, cô bé cứ nắm chặt tay áo không rời và đòi đi theo. Thấy vậy, chủ soái Lý Thường Kiệt đã đồng ý cho em đi cùng.Khi tới vùng giao tranh, Ngọc Tường được giao nhiệm vụ vào trại địch dò la tin tức. Cô bé đã cải trang làm người bán trầu cau nên dễ dàng đi lại nắm tình hình, giúp quân ta đánh thắng kẻ địch.Sau đó, Ngọc Tường về quê mẹ ở làng Đại Bi (làng Đại Yên – Ngọc Hà ngày nay) và mất ở đó vào đêm 15 tháng chạp năm Giáp Thân (1104). Vua cho lập đền thờ Ngọc Tường và truy phong tước hiệu Ngọc Hoa Công chúa. Về sau người làng lập đình, tôn vinh bà là Thành hoàng...Sau hàng thế kỷ tồn tại, cây đa cổ thụ đình Đại Yên đã chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử, được dân làng Đại Yên coi như một báu vật mà tiền nhân để lại.Vào ngày 2/5/2015, cây đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam trao bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.Mời quý độc giả xem video: Chuyện hẹn hò của các cặp đôi Hà Nội xưa | VTV24.
Nằm trong khuôn viên đình Đại Yên, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, cây đa cổ thụ đình Đại Yên là một trong số cây cổ thụ ở nội đô Hà Nội được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
Cây đa này mọc ở khoảng sân phía sau ngôi đình, cạnh gò đất được người đời cho là mộ của công chúa Ngọc Hoa, vị Thành hoàng được thờ trong đình.
Cây có vòng thân rộng, nhiều người ôm không xuể.
Từ các thân chính, có vô số rễ phụ buông xuống cắm sau vào lòng đất, lâu ngày phát triển đạt đến kích thước bắp tay, bắp chân người trưởng thành.
Tán cây xòe rộng và xanh tốt, che mát một góc sân đình, thu hút nhiều chim chóc đến kiếm ăn, trú ngụ.
Tuổi của cây đa cổ thụ này chưa được xác định rõ ràng. Một số người tin rằng, cây đã có từ khi đình Đại Yên mới được lập, khoảng thế kỷ 12-13.
Theo thần phả để lại, đình Đại Yên thờ một cô bé sống vào thời nhà Lý, tên là Trần Ngọc Tường, được vua Lý phong tước hiệu Ngọc Hoa Công chúa do có công giúp quân ta đánh thắng giặc Chiêm.
Khi đó vua Chiêm Thành mang quân xâm lấn nước ta, Ngọc Tường cùng mẹ tiễn cha đi đánh giặc. Khi người cha xuống thuyền, cô bé cứ nắm chặt tay áo không rời và đòi đi theo. Thấy vậy, chủ soái Lý Thường Kiệt đã đồng ý cho em đi cùng.
Khi tới vùng giao tranh, Ngọc Tường được giao nhiệm vụ vào trại địch dò la tin tức. Cô bé đã cải trang làm người bán trầu cau nên dễ dàng đi lại nắm tình hình, giúp quân ta đánh thắng kẻ địch.
Sau đó, Ngọc Tường về quê mẹ ở làng Đại Bi (làng Đại Yên – Ngọc Hà ngày nay) và mất ở đó vào đêm 15 tháng chạp năm Giáp Thân (1104). Vua cho lập đền thờ Ngọc Tường và truy phong tước hiệu Ngọc Hoa Công chúa. Về sau người làng lập đình, tôn vinh bà là Thành hoàng...
Sau hàng thế kỷ tồn tại, cây đa cổ thụ đình Đại Yên đã chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử, được dân làng Đại Yên coi như một báu vật mà tiền nhân để lại.
Vào ngày 2/5/2015, cây đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam trao bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Chuyện hẹn hò của các cặp đôi Hà Nội xưa | VTV24.