Nằm trong quần thể di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) lăng mộ vua Lê Thái Tổ (còn gọi là Vĩnh Lăng) là nơi an nghỉ ngàn thu của vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi, 1385-1433) - người đã đánh bại quân Minh, giành lại độc lập cho người Việt và lập ra nhà Lê sơ.Lăng được xây dựng phía sau cung điện Lam Kinh, trên một vùng đất rộng và cao ráo giống như hình mai rùa, phía trước có núi Chúa, phía sau có núi Dầu, hai bên đều có núi, đối diện có sông. Khuôn viên khu lăng hình vuông, khu vực cổng vảo có 4 trụ biểu.Trung tâm khu lăng mộ mà mộ phần vua Lê Thái Tổ. Công trình có hình vuông, mỗi cạnh là 4,43m x 4,46m, cao 1m, xây bằng gạch vồn xếp khít mạch và không trát. Mặt trên mộ để cỏ mọc chứ không lợp thành mái. Trong đợt trùng tu năm 1995, mộ được ốp thêm đá bên ngoài.Phía trước của lăng, nằm đối xứng hai bên có tượng quan hầu và bốn đôi tượng giống đối nhau. Theo thứ tự tính từ mộ ra, bên trái là quan văn, bên phải là quan võ, đến tượng nghê, ngựa, tê giác và hổ.Về hình thức, các bức tượng đều bằng đá và được chạm khắc mềm mại, đơn giản.Đặc biệt, sự xuất hiện của tượng tê giác có thể nói là điều hy hữu, vì hình tượng loài vật này hầu như không được ghi nhận tại các công trình thờ tự cổ khác ở Việt Nam.Vào năm 1933, nhân dân địa phương cung tiến thêm hai cặp voi chầu đắp bằng gạch và vôi vữa.Về tổng quan, lăng vua Lê Thái Tổ có quy mô không lớn và kiến trúc khá giản dị. Dù vậy, công trình vẫn toát lên vẻ tôn nghiêm của một nơi an nghỉ dành cho bậc đế vương.Xung quanh lăng mộ có rất nhiều cây xanh như sưa, đa, lim, đại, bồ đề, ổi…, trong đó có nhiều cây tuổi đời lên đến hàng trăm năm.Vào năm 1962, quần thể Di tích Lam Kinh, trong đó có lăng vua Lê Thái Tổ đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Năm 2012, khu di tích này tiếp tục được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.Xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm trong quần thể di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) lăng mộ vua Lê Thái Tổ (còn gọi là Vĩnh Lăng) là nơi an nghỉ ngàn thu của vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi, 1385-1433) - người đã đánh bại quân Minh, giành lại độc lập cho người Việt và lập ra nhà Lê sơ.
Lăng được xây dựng phía sau cung điện Lam Kinh, trên một vùng đất rộng và cao ráo giống như hình mai rùa, phía trước có núi Chúa, phía sau có núi Dầu, hai bên đều có núi, đối diện có sông. Khuôn viên khu lăng hình vuông, khu vực cổng vảo có 4 trụ biểu.
Trung tâm khu lăng mộ mà mộ phần vua Lê Thái Tổ. Công trình có hình vuông, mỗi cạnh là 4,43m x 4,46m, cao 1m, xây bằng gạch vồn xếp khít mạch và không trát. Mặt trên mộ để cỏ mọc chứ không lợp thành mái. Trong đợt trùng tu năm 1995, mộ được ốp thêm đá bên ngoài.
Phía trước của lăng, nằm đối xứng hai bên có tượng quan hầu và bốn đôi tượng giống đối nhau. Theo thứ tự tính từ mộ ra, bên trái là quan văn, bên phải là quan võ, đến tượng nghê, ngựa, tê giác và hổ.
Về hình thức, các bức tượng đều bằng đá và được chạm khắc mềm mại, đơn giản.
Đặc biệt, sự xuất hiện của tượng tê giác có thể nói là điều hy hữu, vì hình tượng loài vật này hầu như không được ghi nhận tại các công trình thờ tự cổ khác ở Việt Nam.
Vào năm 1933, nhân dân địa phương cung tiến thêm hai cặp voi chầu đắp bằng gạch và vôi vữa.
Về tổng quan, lăng vua Lê Thái Tổ có quy mô không lớn và kiến trúc khá giản dị. Dù vậy, công trình vẫn toát lên vẻ tôn nghiêm của một nơi an nghỉ dành cho bậc đế vương.
Xung quanh lăng mộ có rất nhiều cây xanh như sưa, đa, lim, đại, bồ đề, ổi…, trong đó có nhiều cây tuổi đời lên đến hàng trăm năm.
Vào năm 1962, quần thể Di tích Lam Kinh, trong đó có lăng vua Lê Thái Tổ đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Năm 2012, khu di tích này tiếp tục được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
Xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.