Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Khâm thiên giám là một chức quan và cũng là một phòng trong hoàng cung của nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc. Đây được xem là bộ phận thần bí nhất trong cung điện xa hoa của hoàng đế.Nhiệm vụ của Khâm thiên giám là quan sát các hiện tượng thiên văn, biên soạn tiết khí, tính toán lịch, dự đoán tương lai, giải mộng, cúng tế... Trong đó, nhiều vị vua rất quan tâm đến bói toán nên thường cho gọi Khâm thiên giám tới để hỏi tương lai, vận mệnh quốc gia...Dưới các triều đại, Khâm thiên giám có những tên gọi khác nhau. Tên gọi Khâm thiên giám được sử dụng chính thức từ thời nhà Minh.Tương truyền, thời Hạ Thương, triều đình có chức quan gọi là Thái sử. Họ có quyền lực được xem tương đương một đại thần trong triều.Nhiệm vụ của họ bao gồm: soạn thảo văn kiện, ghi lại lịch sử, biên soạn sách lịch, quan sát hiện tượng thiên văn, tính lịch, cúng tế, dự đoán thời tiết, thiên tai...Đến thời Ngụy Tấn, chức quan Thái sử được đổi tên thành Thái sử lệnh. Tuy nhiên, không làm công việc liên quan đến sử sách, Thái sử lệnh chỉ quản lý lĩnh vực thiên văn và tính lịch. Đến nhà Tùy, chức quan này đổi tên thành Thái sử giám.Vào thời nhà Đường, bộ phận huyền bí này được đổi tên thành Thái sử cục, Hỗn thiên giám, Tư thiên đài…Lưu Bá Ôn (1310-1375), tên thật là Lưu Cơ, tên tự là Bá Ôn, thụy hiệu Văn Thành, được xem là Khâm thiên giám nổi tiếng nhất của nhà Minh.Không chỉ có tư chất thông minh hơn người, văn võ song toàn, Lưu Bá Ôn còn tinh thông thiên văn, các loại Ngũ Hành Bát Quái...Nhờ vậy, Lưu Bá Ôn đã phò tá Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương hoàn thành đế nghiệp và có công lao lớn trong việc thành lập nhà Minh và ổn định đất nước. (*Ảnh trong bài mang tính minh họa).Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Khâm thiên giám là một chức quan và cũng là một phòng trong hoàng cung của nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc. Đây được xem là bộ phận thần bí nhất trong cung điện xa hoa của hoàng đế.
Nhiệm vụ của Khâm thiên giám là quan sát các hiện tượng thiên văn, biên soạn tiết khí, tính toán lịch, dự đoán tương lai, giải mộng, cúng tế... Trong đó, nhiều vị vua rất quan tâm đến bói toán nên thường cho gọi Khâm thiên giám tới để hỏi tương lai, vận mệnh quốc gia...
Dưới các triều đại, Khâm thiên giám có những tên gọi khác nhau. Tên gọi Khâm thiên giám được sử dụng chính thức từ thời nhà Minh.
Tương truyền, thời Hạ Thương, triều đình có chức quan gọi là Thái sử. Họ có quyền lực được xem tương đương một đại thần trong triều.
Nhiệm vụ của họ bao gồm: soạn thảo văn kiện, ghi lại lịch sử, biên soạn sách lịch, quan sát hiện tượng thiên văn, tính lịch, cúng tế, dự đoán thời tiết, thiên tai...
Đến thời Ngụy Tấn, chức quan Thái sử được đổi tên thành Thái sử lệnh. Tuy nhiên, không làm công việc liên quan đến sử sách, Thái sử lệnh chỉ quản lý lĩnh vực thiên văn và tính lịch. Đến nhà Tùy, chức quan này đổi tên thành Thái sử giám.
Vào thời nhà Đường, bộ phận huyền bí này được đổi tên thành Thái sử cục, Hỗn thiên giám, Tư thiên đài…
Lưu Bá Ôn (1310-1375), tên thật là Lưu Cơ, tên tự là Bá Ôn, thụy hiệu Văn Thành, được xem là Khâm thiên giám nổi tiếng nhất của nhà Minh.
Không chỉ có tư chất thông minh hơn người, văn võ song toàn, Lưu Bá Ôn còn tinh thông thiên văn, các loại Ngũ Hành Bát Quái...
Nhờ vậy, Lưu Bá Ôn đã phò tá Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương hoàn thành đế nghiệp và có công lao lớn trong việc thành lập nhà Minh và ổn định đất nước. (*Ảnh trong bài mang tính minh họa).
Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.