Nằm ở số 66 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội, tòa nhà Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có một lai lịch thú vị gắn với một giai đoạn lịch sử của Hà Nội xưa.Theo đó, tòa nhà này được người Pháp xây dựng vào những năm 1930 làm nơi tá túc cho con gái của các quan chức người Pháp từ khắp Đông Dương về Hà Nội trọ học.Vị trí của khu ký túc xá này nằm cách nơi các tiểu thư Pháp theo học là trường Nữ Trung học Hà Nội (Collège des Jeunes Filles) ở phố Félix Faure (nay là Bộ Tư pháp ở phố Trần Phú) khoảng 5 phút đi bộ.Tòa nhà được xây theo phong cách kiến trúc thuộc địa với hai khối nhà ba tầng ba tầng bế thế nằm vuông góc nhau, ở giữa là một khoảng sân rộng rãi. Trong nhà được chia thành các phòng chức năng và phòng ở với đầy đủ tiện nghi.Sau năm 1945, toà biệt điện của các tiểu thư Pháp được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.Từ năm 1962, công trình được cải tạo thành nơi sưu tập, trưng bày và lưu trữ các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu trong suốt chiều dài lịch sử Việt nam.Để phù hợp với mục đích sử dụng mới, kiến trúc tòa nhà đã được cải biến từ kiểu dáng thuần châu Âu sang kết hợp với các đường nét kiến trúc Việt Nam như các bờ mái, đầu đao cong cong như đình chùa Việt.Năm 1966, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chính thức được khánh thành với diện tích mặt bằng là 4200 m² và diện tích trưng bày là 1200m². Năm 1997 - 1999, bảo tàng được mở rộng với diện tích trưng bày tăng lên gần ba lần.Ngày nay, các chứng tích lịch sử về hoạt động của tòa nhà giai đoạn Pháp thuộc hầu như không còn.Các căn phòng từng là nơi ở của nữ sinh Pháp giờ là nơi lưu giữ trên 2.200 hiện vật được chọn lọc từ hơn 20.000 hiện vật thuộc quản lý của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.Tại đây, du khách có thể tận mắt nhìn nhiều tác phẩm điều khắc, hội họa đã đi vào tâm thức người Việt, như bản sao 18 tượng La Hán chùa Tây Phương, bức tranh "Em Thúy" của họa sĩ Trần Văn Cẩn hay bức “Hai thiếu nữ và em bé” của họa sĩ Tô Ngọc Vân.Hiện tại, bảo tàng mở cửa từ 8h30 - 17h vào tất cả các ngày trong tuần, là nơi tham quan lý thú dành cho du khách trong và ngoài Hà Nội.
Nằm ở số 66 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội, tòa nhà Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có một lai lịch thú vị gắn với một giai đoạn lịch sử của Hà Nội xưa.
Theo đó, tòa nhà này được người Pháp xây dựng vào những năm 1930 làm nơi tá túc cho con gái của các quan chức người Pháp từ khắp Đông Dương về Hà Nội trọ học.
Vị trí của khu ký túc xá này nằm cách nơi các tiểu thư Pháp theo học là trường Nữ Trung học Hà Nội (Collège des Jeunes Filles) ở phố Félix Faure (nay là Bộ Tư pháp ở phố Trần Phú) khoảng 5 phút đi bộ.
Tòa nhà được xây theo phong cách kiến trúc thuộc địa với hai khối nhà ba tầng ba tầng bế thế nằm vuông góc nhau, ở giữa là một khoảng sân rộng rãi. Trong nhà được chia thành các phòng chức năng và phòng ở với đầy đủ tiện nghi.
Sau năm 1945, toà biệt điện của các tiểu thư Pháp được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Từ năm 1962, công trình được cải tạo thành nơi sưu tập, trưng bày và lưu trữ các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu trong suốt chiều dài lịch sử Việt nam.
Để phù hợp với mục đích sử dụng mới, kiến trúc tòa nhà đã được cải biến từ kiểu dáng thuần châu Âu sang kết hợp với các đường nét kiến trúc Việt Nam như các bờ mái, đầu đao cong cong như đình chùa Việt.
Năm 1966, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chính thức được khánh thành với diện tích mặt bằng là 4200 m² và diện tích trưng bày là 1200m². Năm 1997 - 1999, bảo tàng được mở rộng với diện tích trưng bày tăng lên gần ba lần.
Ngày nay, các chứng tích lịch sử về hoạt động của tòa nhà giai đoạn Pháp thuộc hầu như không còn.
Các căn phòng từng là nơi ở của nữ sinh Pháp giờ là nơi lưu giữ trên 2.200 hiện vật được chọn lọc từ hơn 20.000 hiện vật thuộc quản lý của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Tại đây, du khách có thể tận mắt nhìn nhiều tác phẩm điều khắc, hội họa đã đi vào tâm thức người Việt, như bản sao 18 tượng La Hán chùa Tây Phương, bức tranh "Em Thúy" của họa sĩ Trần Văn Cẩn hay bức “Hai thiếu nữ và em bé” của họa sĩ Tô Ngọc Vân.
Hiện tại, bảo tàng mở cửa từ 8h30 - 17h vào tất cả các ngày trong tuần, là nơi tham quan lý thú dành cho du khách trong và ngoài Hà Nội.