Trong khuôn viên di tích Dinh Độc Lập ở TP HCM ngày nay có một ngôi biệt thự mang kiến trúc kiểu Pháp. Đây là dấu tích còn lại từ thời Dinh Norodom - biểu tượng sức mạnh, sự hiện diện của người Pháp ở Nam Kỳ.Ngược dòng lịch sử, Dinh Norodom khánh thành năm 1871, là nơi ở và làm việc của các Thống đốc Nam kỳ (1871-1887) và Toàn quyền Đông Dương (1887-1945). Năm 1954, Dinh đổi tên là Dinh Độc Lập và trở thành đại bản doanh của ông Ngô Đình Diệm.Năm 1962, sau khi Dinh bị các phi công nổi loạn ném bom hư hỏng nặng, ông Diệm quyết định san bằng Dinh cũ và xây dựng Dinh Độc Lập mới. Chỉ còn lại một tòa nhà của Dinh Norodom cũ được giữ lại, nằm gần đường Nguyễn Du.Gần đây, tòa nhà nói trên đã được cải tạo và dùng làm nơi tổ chức một trưng bày chuyên đề đặc sắc mang tên “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868-1966”.Tại trưng bày này, du khách sẽ được giới thiệu về Sài Gòn thời thuộc địa với những thay đổi quan trọng trong giao thông, kiến trúc, thương mại và đời sống xã hội.Đặc biệt, trưng bày cung cấp một lượng thông tin phong phú về các nhân vật từng sống trong Dinh, mà gương mặt trung tâm là ông Ngô Đình Diệm.Sự hình thành và sụp đổ của chính quyền họ Ngô, cũng như cuộc đảo chính dẫn đến cái chết của ông Ngô Đình Diệm và cố vấn Nhu năm 1963 được thể hiện qua hệ thống tư liệu và hình ảnh trực quan.Các sự kiện nổi bật ở Sài Gòn và miền Nam Việt Nam cũng được giới thiệu một cách cô đọng, giúp người xem có một cái nhìn xuyên suốt về một giai đoạn lịch sử quan trọng gắn liền với Dinh Norodom – Dinh Độc Lập.Điểm mới lạ của trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868-1966" là việc áp dụng công nghệ trình chiếu và nghệ thuật thiết kế hình ảnh sinh động, có tính tương tác cao với khách tham quan.Bên cạnh nghe và nhìn, du khách có thể tự khám phá nhiều hình ành, tư liệu lịch sử mới được sưu tầm trong và ngoài nước.Không gian sống của người Sài Gòn một thời cũng được tái hiện sinh động với nhiều hiện vật từng gắn với đời sống ở thành phố này giai đoạn trước 1975.Cuộc trưng bày là kết quả ba năm nghiên cứu, thực hiện của Hội trường Thống Nhất với sự cố vấn từ các chuyên gia như: TS. Nguyễn Văn Huy, TS. Lê Thị Minh Lý (Hội đồng Di sản quốc gia), GS sử học người Mỹ Edward Miller."Chúng tôi muốn mang đến sự diễn giải lịch sử cho người xem chứ không phải chỉ đơn thuần là tái hiện sự kiện. Bởi bạn phải hiểu lịch sử trong một bối cảnh cụ thể, không phải là những khoảng thời gian đơn lẻ", giáo sư Edward Miller cho biết.Các nội dung trưng bày ở tầng 1: Giới thiệu chung – Xây dựng đô thị Sài Gòn thời thuộc địa – Dinh Norodom – Sài Gòn năng động – Những gương mặt Sài Gòn – Chiến tranh và biến động ở Sài Gòn.Nội dung trưng bày ở tầng 2: Gia đình trị - Cuộc chiến giành quyền lực ở Sài Gòn - Ấp chiến lược – Đời sống Sài Gòn - Ném bom 1962 – Khủng hoảng 1963 – Xây dựng dinh mới.Một số hình ảnh khác từ trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868-1966”.Mời quý độc giả xem clip: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.
Trong khuôn viên di tích Dinh Độc Lập ở TP HCM ngày nay có một ngôi biệt thự mang kiến trúc kiểu Pháp. Đây là dấu tích còn lại từ thời Dinh Norodom - biểu tượng sức mạnh, sự hiện diện của người Pháp ở Nam Kỳ.
Ngược dòng lịch sử, Dinh Norodom khánh thành năm 1871, là nơi ở và làm việc của các Thống đốc Nam kỳ (1871-1887) và Toàn quyền Đông Dương (1887-1945). Năm 1954, Dinh đổi tên là Dinh Độc Lập và trở thành đại bản doanh của ông Ngô Đình Diệm.
Năm 1962, sau khi Dinh bị các phi công nổi loạn ném bom hư hỏng nặng, ông Diệm quyết định san bằng Dinh cũ và xây dựng Dinh Độc Lập mới. Chỉ còn lại một tòa nhà của Dinh Norodom cũ được giữ lại, nằm gần đường Nguyễn Du.
Gần đây, tòa nhà nói trên đã được cải tạo và dùng làm nơi tổ chức một trưng bày chuyên đề đặc sắc mang tên “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868-1966”.
Tại trưng bày này, du khách sẽ được giới thiệu về Sài Gòn thời thuộc địa với những thay đổi quan trọng trong giao thông, kiến trúc, thương mại và đời sống xã hội.
Đặc biệt, trưng bày cung cấp một lượng thông tin phong phú về các nhân vật từng sống trong Dinh, mà gương mặt trung tâm là ông Ngô Đình Diệm.
Sự hình thành và sụp đổ của chính quyền họ Ngô, cũng như cuộc đảo chính dẫn đến cái chết của ông Ngô Đình Diệm và cố vấn Nhu năm 1963 được thể hiện qua hệ thống tư liệu và hình ảnh trực quan.
Các sự kiện nổi bật ở Sài Gòn và miền Nam Việt Nam cũng được giới thiệu một cách cô đọng, giúp người xem có một cái nhìn xuyên suốt về một giai đoạn lịch sử quan trọng gắn liền với Dinh Norodom – Dinh Độc Lập.
Điểm mới lạ của trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868-1966" là việc áp dụng công nghệ trình chiếu và nghệ thuật thiết kế hình ảnh sinh động, có tính tương tác cao với khách tham quan.
Bên cạnh nghe và nhìn, du khách có thể tự khám phá nhiều hình ành, tư liệu lịch sử mới được sưu tầm trong và ngoài nước.
Không gian sống của người Sài Gòn một thời cũng được tái hiện sinh động với nhiều hiện vật từng gắn với đời sống ở thành phố này giai đoạn trước 1975.
Cuộc trưng bày là kết quả ba năm nghiên cứu, thực hiện của Hội trường Thống Nhất với sự cố vấn từ các chuyên gia như: TS. Nguyễn Văn Huy, TS. Lê Thị Minh Lý (Hội đồng Di sản quốc gia), GS sử học người Mỹ Edward Miller.
"Chúng tôi muốn mang đến sự diễn giải lịch sử cho người xem chứ không phải chỉ đơn thuần là tái hiện sự kiện. Bởi bạn phải hiểu lịch sử trong một bối cảnh cụ thể, không phải là những khoảng thời gian đơn lẻ", giáo sư Edward Miller cho biết.
Các nội dung trưng bày ở tầng 1: Giới thiệu chung – Xây dựng đô thị Sài Gòn thời thuộc địa – Dinh Norodom – Sài Gòn năng động – Những gương mặt Sài Gòn – Chiến tranh và biến động ở Sài Gòn.
Nội dung trưng bày ở tầng 2: Gia đình trị - Cuộc chiến giành quyền lực ở Sài Gòn - Ấp chiến lược – Đời sống Sài Gòn - Ném bom 1962 – Khủng hoảng 1963 – Xây dựng dinh mới.
Một số hình ảnh khác từ trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868-1966”.
Mời quý độc giả xem clip: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.