Hầm mộ Paris nổi tiếng ở Pháp là nơi lưu giữ hơn 6 triệu bộ hài cốt. Những bức tường được tạo thành từ xương người bên trong hầm mộ khiến những người yếu tim không dám đặt chân vào.Có rất nhiều lối vào hầm mộ Paris nhằm đáp ứng nhu cầu đưa xác chết xuống lòng đất và chôn cất thuận lợi.Do vậy, nhiều đường hầm bí mật dẫn từ hầm mộ tới tầng hầm của các nhà thờ, bệnh viện ở Paris, tạo thành một mê cung chằng chịt dưới lòng thủ đô Paris hoa lệ.Tuy nhiên, do hầm mộ Paris có hệ thống đường hầm phức tạp nên có một số người đi lạc, thậm chí là bỏ mạng tại nơi đây.Trường hợp nổi tiếng nhất là Philibert Aspairt - người gác cổng của bệnh viện Val-de-Grace.Vào tháng 11/1793, Aspairt quyết định lợi dụng đường hầm dẫn tới hầm mộ Paris để tìm kiếm loại rượu Chartreuse nổi tiếng dưới hầm của một tu viện ở Paris, gần Jardin de Luxembourg.Tuy nhiên, do mạng lưới đường hầm phức tạp nên Aspairt bị lạc đường và không thể tìm được lối ra.Theo đó, Aspairt chết ngay trong hầm mộ Paris mà không ai hay biết. Phải đến 11 năm sau, người ta mới phát hiện ra thi thể của người đàn ông xấu số trên và quyết định chôn cất ông luôn tại đây.Bất chấp hầm mộ Paris là "nhà" của hàng triệu bộ hài cốt, chính quyền ra lệnh cấm và khoản tiền phạt 73 USD, một số người mạo hiểm đã lẻn vào bên trong tổ chức tiệc, uống rượu vang hay thậm chí là ngủ qua đêm.Sở dĩ xảy ra tình trạng này là vì diện tích hầm mộ Paris quá lớn khiến lực lượng cảnh sát làm nhiệm vụ tuần tra không thể kiểm soát được tình hình, bắt những kẻ thích phiêu lưu, mạo hiểm cố tình lẻn vào bên trong.
Mời độc giả xem video: Thêm hé lộ mới về 'hầm mộ' của chúa Jesus (nguồn: VTC14)
Hầm mộ Paris nổi tiếng ở Pháp là nơi lưu giữ hơn 6 triệu bộ hài cốt. Những bức tường được tạo thành từ xương người bên trong hầm mộ khiến những người yếu tim không dám đặt chân vào.
Có rất nhiều lối vào hầm mộ Paris nhằm đáp ứng nhu cầu đưa xác chết xuống lòng đất và chôn cất thuận lợi.
Do vậy, nhiều đường hầm bí mật dẫn từ hầm mộ tới tầng hầm của các nhà thờ, bệnh viện ở Paris, tạo thành một mê cung chằng chịt dưới lòng thủ đô Paris hoa lệ.
Tuy nhiên, do hầm mộ Paris có hệ thống đường hầm phức tạp nên có một số người đi lạc, thậm chí là bỏ mạng tại nơi đây.
Trường hợp nổi tiếng nhất là Philibert Aspairt - người gác cổng của bệnh viện Val-de-Grace.
Vào tháng 11/1793, Aspairt quyết định lợi dụng đường hầm dẫn tới hầm mộ Paris để tìm kiếm loại rượu Chartreuse nổi tiếng dưới hầm của một tu viện ở Paris, gần Jardin de Luxembourg.
Tuy nhiên, do mạng lưới đường hầm phức tạp nên Aspairt bị lạc đường và không thể tìm được lối ra.
Theo đó, Aspairt chết ngay trong hầm mộ Paris mà không ai hay biết. Phải đến 11 năm sau, người ta mới phát hiện ra thi thể của người đàn ông xấu số trên và quyết định chôn cất ông luôn tại đây.
Bất chấp hầm mộ Paris là "nhà" của hàng triệu bộ hài cốt, chính quyền ra lệnh cấm và khoản tiền phạt 73 USD, một số người mạo hiểm đã lẻn vào bên trong tổ chức tiệc, uống rượu vang hay thậm chí là ngủ qua đêm.
Sở dĩ xảy ra tình trạng này là vì diện tích hầm mộ Paris quá lớn khiến lực lượng cảnh sát làm nhiệm vụ tuần tra không thể kiểm soát được tình hình, bắt những kẻ thích phiêu lưu, mạo hiểm cố tình lẻn vào bên trong.
Mời độc giả xem video: Thêm hé lộ mới về 'hầm mộ' của chúa Jesus (nguồn: VTC14)