Nằm ở số 59 Hàng Lược, trong khu phố cổ Hà Nội, chùa Vĩnh Trù là một ngôi chùa có lịch sử khá đặc biệt của thủ đô.Theo các sử liệu cũ, xia kia đây vốn là đình Vĩnh Trù, sau chuyển thành đền. Vào thời Pháp thuộc, một phụ nữ Việt Nam là vợ của một sĩ quan Pháp xin tu sửa lại nơi này chùa thờ Phật.Năm 1950 vị sư trụ trì ở đây cũng nhờ sự giúp đỡ của người dân trong khu phố và các Phật tử đã trùng tu tam bảo. Diện mạo kiến trúc chùa Vĩnh Trù về cơ bản được giữ từ thời đó đến nay.Về tổng quan, từ ngoài vào là cổng chùa, xây hai tầng tám mái, có đề chữ “Vĩnh Trù Tự”, với 4 trụ xây; sau cổng là một khoảng sân, kế đến là tòa chính điện.Chính điện kết cấu hình chữ tam (≡) với ba gian thờ liền kề nhau từ trước ra sau.Cạnh chính điện có lối đi hẹp và một khu nhà dùng làm nơi ăn nghỉ, tiếp khách và các hoạt động khác của nhà chùa.Do vốn là một ngôi đền nên ngoài thờ Phật, chùa Vĩnh Trù còn thờ Tứ vị Hồng Nương, theo truyền thuyết là những phụ nữ chết ngoài biển hóa thành thần phù trợ người đi biển. Ngoài ra chùa còn thờ Tam Thành Mẫu, là các vị thần trong đạo Mẫu.Các cửa võng ở chính giữa điện được chạm trổ tinh xảo và sơn son thếp vàng. Các tượng Phật và tượng các thánh được thờ là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc có giá trị.So với một số đền chùa khác trong khu phố cổ, bộ khung gỗ của chùa không được chạm trổ cầu kỳ bằng.Trong sân chùa có một cây si cổ thụ khá lớn.Trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội, chùa Vĩnh Trù là sở chỉ huy chiến đấu của tiểu đoàn 101, chiến đấu bảo vệ Liên khu I. Về sau chùa đã gắn bia tượng niệm những liệt sĩ trong trận tuyến này.Vào năm 1994, chùa đã được xếp hạng Di tịch lịch sử - văn hóa của thành phố Hà Nội.Cũng như nhiều di tích khác trong phố cổ, chùa Vĩnh Trù từng bị nhiều hộ dân chiếm dụng làm nơi cư ngụ, buôn bán, nhiều hạng mục bị xuống cấp nặng nề.Những năm gần đây, nhờ công tác giải tỏa và tu bổ mà diện mạo của chùa mới được khôi phục.Ngày nay, chùa Vĩnh Trù là một điểm đến mà du khách phương xa không nên bỏ qua ở khu phố cổ Hà Nội.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở số 59 Hàng Lược, trong khu phố cổ Hà Nội, chùa Vĩnh Trù là một ngôi chùa có lịch sử khá đặc biệt của thủ đô.
Theo các sử liệu cũ, xia kia đây vốn là đình Vĩnh Trù, sau chuyển thành đền. Vào thời Pháp thuộc, một phụ nữ Việt Nam là vợ của một sĩ quan Pháp xin tu sửa lại nơi này chùa thờ Phật.
Năm 1950 vị sư trụ trì ở đây cũng nhờ sự giúp đỡ của người dân trong khu phố và các Phật tử đã trùng tu tam bảo. Diện mạo kiến trúc chùa Vĩnh Trù về cơ bản được giữ từ thời đó đến nay.
Về tổng quan, từ ngoài vào là cổng chùa, xây hai tầng tám mái, có đề chữ “Vĩnh Trù Tự”, với 4 trụ xây; sau cổng là một khoảng sân, kế đến là tòa chính điện.
Chính điện kết cấu hình chữ tam (≡) với ba gian thờ liền kề nhau từ trước ra sau.
Cạnh chính điện có lối đi hẹp và một khu nhà dùng làm nơi ăn nghỉ, tiếp khách và các hoạt động khác của nhà chùa.
Do vốn là một ngôi đền nên ngoài thờ Phật, chùa Vĩnh Trù còn thờ Tứ vị Hồng Nương, theo truyền thuyết là những phụ nữ chết ngoài biển hóa thành thần phù trợ người đi biển. Ngoài ra chùa còn thờ Tam Thành Mẫu, là các vị thần trong đạo Mẫu.
Các cửa võng ở chính giữa điện được chạm trổ tinh xảo và sơn son thếp vàng. Các tượng Phật và tượng các thánh được thờ là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc có giá trị.
So với một số đền chùa khác trong khu phố cổ, bộ khung gỗ của chùa không được chạm trổ cầu kỳ bằng.
Trong sân chùa có một cây si cổ thụ khá lớn.
Trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội, chùa Vĩnh Trù là sở chỉ huy chiến đấu của tiểu đoàn 101, chiến đấu bảo vệ Liên khu I. Về sau chùa đã gắn bia tượng niệm những liệt sĩ trong trận tuyến này.
Vào năm 1994, chùa đã được xếp hạng Di tịch lịch sử - văn hóa của thành phố Hà Nội.
Cũng như nhiều di tích khác trong phố cổ, chùa Vĩnh Trù từng bị nhiều hộ dân chiếm dụng làm nơi cư ngụ, buôn bán, nhiều hạng mục bị xuống cấp nặng nề.
Những năm gần đây, nhờ công tác giải tỏa và tu bổ mà diện mạo của chùa mới được khôi phục.
Ngày nay, chùa Vĩnh Trù là một điểm đến mà du khách phương xa không nên bỏ qua ở khu phố cổ Hà Nội.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.