Nằm giáp bờ phía Tây Bắc của hồ Gươm, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục là nơi giao nhau của năm phố Lê Thái Tổ, Hàng Đào, Hàng Gai, Đinh Tiên Hoàng, Cầu Gỗ, được coi là cửa ngõ dẫn vào khu phố cổ Hà Nội.Ở trung tâm của quảng trường này có một đài phun nước đã gắn với ký ức của người Hà Nội nhiều thế hệ. Công trình ẩn chứa nhiều câu chuyện lịch sử mà ngày nay không nhiều người còn nhớ.Ngược dòng thời gian, vào đầu thế kỷ 20, vị trí này là điểm giao nhau của các tuyến tàu điện đi về ba hướng khác nhau của thành phố Hà Nội.Nhận thấy sự bất cập về giao thông, người Pháp đã cho quy hoạch quảng trường và đến năm 1954, một đài phun nước - có vai trò như vòng xoay điều tiết giao thông - đã được xây dựng tại đây.Công trình ban đầu khá đơn giản, gồm một bể nước hình tròn, ở giữa có đài phun nước bằng đá, hình thù như một cái đĩa đặt trên bệ hình trụ tròn. Sau này có hai “cái đĩa” nhỏ hơn được xây thêm lên trên, khiến đài phun nước có ba tầng như hiện tại.Người dân Hà Nội xưa thường gọi đây là đài phun nước Long Vân, vì hiệu kem Long Vân nổi tiếng nằm ngay cạnh đó. Ngày nay hiệu kem này chỉ còn trong trí nhớ của một số người cao tuổi ở Hà thành.Vào những năm 1960-1970, đài phun nước Long Vân từng được lấp đất trồng cây, xây lại bệ bằng bê-tông và đặt lên đó một cột đồng hồ (ngày nay đang yên vị tại vòng xuyến đầu cầu Chương Dương).Tới cuối những năm 1980, đài phun nước được khôi phục chức năng vốn có của mình là phun nước cho cư dân đô thị thưởng lãm.Đến thập niên 1990, chính quyền thành phố tiến hành tu sửa, dựng thêm rào chắn cố định quanh đài phun nước.Năm 2014, nhằm chào đón sự kiện 60 năm giải phóng thủ đô, thành phố Hà Nội lại một lần nữa cho tu sửa đài phun nước, rào chắn được dỡ bỏ.Có ý kiến cho rằng, đài phun nước Long Vân có vai trò như một "cột mốc Km 0" của Thủ đô Hà Nội – nghĩa là công trình nằm ở vị trí “trung tâm nhất” của thành phố.Ngày nay đài phun nước ở quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục là một điểm hẹn nổi tiếng, nơi đông đảo người dân tề tựu vào những dịp nghỉ lễ ở Thủ đô.Mời quý độc giả xem video: Trường nữ sinh Hà Nội xưa | VTV24.
Nằm giáp bờ phía Tây Bắc của hồ Gươm, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục là nơi giao nhau của năm phố Lê Thái Tổ, Hàng Đào, Hàng Gai, Đinh Tiên Hoàng, Cầu Gỗ, được coi là cửa ngõ dẫn vào khu phố cổ Hà Nội.
Ở trung tâm của quảng trường này có một đài phun nước đã gắn với ký ức của người Hà Nội nhiều thế hệ. Công trình ẩn chứa nhiều câu chuyện lịch sử mà ngày nay không nhiều người còn nhớ.
Ngược dòng thời gian, vào đầu thế kỷ 20, vị trí này là điểm giao nhau của các tuyến tàu điện đi về ba hướng khác nhau của thành phố Hà Nội.
Nhận thấy sự bất cập về giao thông, người Pháp đã cho quy hoạch quảng trường và đến năm 1954, một đài phun nước - có vai trò như vòng xoay điều tiết giao thông - đã được xây dựng tại đây.
Công trình ban đầu khá đơn giản, gồm một bể nước hình tròn, ở giữa có đài phun nước bằng đá, hình thù như một cái đĩa đặt trên bệ hình trụ tròn. Sau này có hai “cái đĩa” nhỏ hơn được xây thêm lên trên, khiến đài phun nước có ba tầng như hiện tại.
Người dân Hà Nội xưa thường gọi đây là đài phun nước Long Vân, vì hiệu kem Long Vân nổi tiếng nằm ngay cạnh đó. Ngày nay hiệu kem này chỉ còn trong trí nhớ của một số người cao tuổi ở Hà thành.
Vào những năm 1960-1970, đài phun nước Long Vân từng được lấp đất trồng cây, xây lại bệ bằng bê-tông và đặt lên đó một cột đồng hồ (ngày nay đang yên vị tại vòng xuyến đầu cầu Chương Dương).
Tới cuối những năm 1980, đài phun nước được khôi phục chức năng vốn có của mình là phun nước cho cư dân đô thị thưởng lãm.
Đến thập niên 1990, chính quyền thành phố tiến hành tu sửa, dựng thêm rào chắn cố định quanh đài phun nước.
Năm 2014, nhằm chào đón sự kiện 60 năm giải phóng thủ đô, thành phố Hà Nội lại một lần nữa cho tu sửa đài phun nước, rào chắn được dỡ bỏ.
Có ý kiến cho rằng, đài phun nước Long Vân có vai trò như một "cột mốc Km 0" của Thủ đô Hà Nội – nghĩa là công trình nằm ở vị trí “trung tâm nhất” của thành phố.
Ngày nay đài phun nước ở quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục là một điểm hẹn nổi tiếng, nơi đông đảo người dân tề tựu vào những dịp nghỉ lễ ở Thủ đô.
Mời quý độc giả xem video: Trường nữ sinh Hà Nội xưa | VTV24.