Tọa lạc tại xã Đức Hòa, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, chùa Am là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất khu vực Băc Trung Bộ. Chùa được khởi dựng từ đầu thế kỷ 15, có lịch sử gắn liền với cuộc đời hoàng hậu Bạch Ngọc, một vị hoàng hậu cuối thời Trần.Theo cuốn “Tiền triều phả hệ ngữ lục”, hoàng hậu Bạch Ngọc có tên thật là Trần Thị Ngọc Hoà, quê làng Tri Bản, xã Thổ Hoàng, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Là người tài sắc, đoan trang và đức hạnh, bà được vua Trần Duệ Tông yêu mến và lập làm hoàng hậu.Sau khi vua Duệ Tông tử trận năm 1377, triều Trần lâm vào bất ổn. Đến năm 1400, Hồ Quý Ly tiếm ngôi nhà Trần, khiến đất nước biến loạn. Hoàng hậu Bạch Ngọc và con gái là công chúa Huy Chân cải trang thành người xuất gia, cùng 572 gia nhân rời kinh thành lánh về quê cha.Cuộc hành trình gần 50 ngày đêm đầy gian khổ, nhiều người chết hoặc rơi rớt dọc đường. Khi về đến Hà Tĩnh chỉ còn lại 172 người, trong đó có hai gia thần và hai cung nhân rất mực trung thành.Hoàng hậu Bạch Ngọc cho dựng trại ở một vùng thâm sơn cùng cốc thuộc dãy Trà sơn. Ở nơi rừng thiêng nước độc này, bà chiêu mộ được gần 3.000 người nghèo khổ rồi cùng họ tiến hành công cuộc phá núi, mở đất…Khai hoang đến đâu, bà cho lập làng đến đó, dần dần tạo nên một khu vực dân cư đông đúc, trù phú. Để đáp ứng nhu cầu tâm linh của cộng đồng, bà đã cho dựng chùa Diên Quang, dân gian gọi là chùa Am.Năm 1425, nghĩa quân Lam Sơn từ Nghệ An tiến vào vùng đất này và tìm gặp hoàng hậu Bạch Ngọc. Thủ lĩnh nghĩa quân là Bình Định vương Lê Lợi đã cho đón tiếp bà theo nghi lễ dành cho một bà hoàng.Sau lần gặp gỡ lịch sử ấy, hoàng hậu xin hiến lương thực, thực phẩm đã dự trữ bấy lâu cùng nhiều ruộng đất vào công cuộc kháng chiến chống quân Minh. Bà cũng gả công chúa Huy Chân cho Bình Định vương, người sau này sẽ thành vua Lê Thái Tổ.Sau khi quân Minh bị đánh đuổi khỏi bờ cõi nước Việt, hoàng hậu Bạch Ngọc vào chùa Am tu hành. Ngày ngày bà tụng kinh niệm Phật cầu cho quốc thái dân an, vong linh các tử sĩ được siêu thoát. Ít lâu sau công chúa Huy Chân cũng về đây với mẹ...Trải qua hơn 6 thế kỷ tồn tại, chùa Am đã trải qua nhiều lần trùng tu. Kiến trúc hiện tại của chùa có từ lần tái thiết năm 1911. Vào năm 1995, chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
Tọa lạc tại xã Đức Hòa, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, chùa Am là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất khu vực Băc Trung Bộ. Chùa được khởi dựng từ đầu thế kỷ 15, có lịch sử gắn liền với cuộc đời hoàng hậu Bạch Ngọc, một vị hoàng hậu cuối thời Trần.
Theo cuốn “Tiền triều phả hệ ngữ lục”, hoàng hậu Bạch Ngọc có tên thật là Trần Thị Ngọc Hoà, quê làng Tri Bản, xã Thổ Hoàng, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Là người tài sắc, đoan trang và đức hạnh, bà được vua Trần Duệ Tông yêu mến và lập làm hoàng hậu.
Sau khi vua Duệ Tông tử trận năm 1377, triều Trần lâm vào bất ổn. Đến năm 1400, Hồ Quý Ly tiếm ngôi nhà Trần, khiến đất nước biến loạn. Hoàng hậu Bạch Ngọc và con gái là công chúa Huy Chân cải trang thành người xuất gia, cùng 572 gia nhân rời kinh thành lánh về quê cha.
Cuộc hành trình gần 50 ngày đêm đầy gian khổ, nhiều người chết hoặc rơi rớt dọc đường. Khi về đến Hà Tĩnh chỉ còn lại 172 người, trong đó có hai gia thần và hai cung nhân rất mực trung thành.
Hoàng hậu Bạch Ngọc cho dựng trại ở một vùng thâm sơn cùng cốc thuộc dãy Trà sơn. Ở nơi rừng thiêng nước độc này, bà chiêu mộ được gần 3.000 người nghèo khổ rồi cùng họ tiến hành công cuộc phá núi, mở đất…
Khai hoang đến đâu, bà cho lập làng đến đó, dần dần tạo nên một khu vực dân cư đông đúc, trù phú. Để đáp ứng nhu cầu tâm linh của cộng đồng, bà đã cho dựng chùa Diên Quang, dân gian gọi là chùa Am.
Năm 1425, nghĩa quân Lam Sơn từ Nghệ An tiến vào vùng đất này và tìm gặp hoàng hậu Bạch Ngọc. Thủ lĩnh nghĩa quân là Bình Định vương Lê Lợi đã cho đón tiếp bà theo nghi lễ dành cho một bà hoàng.
Sau lần gặp gỡ lịch sử ấy, hoàng hậu xin hiến lương thực, thực phẩm đã dự trữ bấy lâu cùng nhiều ruộng đất vào công cuộc kháng chiến chống quân Minh. Bà cũng gả công chúa Huy Chân cho Bình Định vương, người sau này sẽ thành vua Lê Thái Tổ.
Sau khi quân Minh bị đánh đuổi khỏi bờ cõi nước Việt, hoàng hậu Bạch Ngọc vào chùa Am tu hành. Ngày ngày bà tụng kinh niệm Phật cầu cho quốc thái dân an, vong linh các tử sĩ được siêu thoát. Ít lâu sau công chúa Huy Chân cũng về đây với mẹ...
Trải qua hơn 6 thế kỷ tồn tại, chùa Am đã trải qua nhiều lần trùng tu. Kiến trúc hiện tại của chùa có từ lần tái thiết năm 1911. Vào năm 1995, chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.