Là hoàng đế thứ 3 của nhà Minh, Minh Thành Tổ Chu Đệ đã ra lệnh dời đô từ Nam Kinh về Bắc Kinh. Hoàng đế Trung Quốc này cũng là người ra lệnh xây dựng Tử Cấm Thành - cung điện hoàng gia tráng lệ nhất thế giới tồn tại đến ngày nay.Theo sử sách, sau khi rời đô về Bắc Kinh, vào năm 1406, Minh Thành Tổ Chu Đệ chi nhiều tiền bạc và huy động hàng triệu nhân công để xây dựng các công trình ở kinh đô mới, bao gồm Tử Cấm Thành.Một năm sau, Từ hoàng hậu qua đời. Đây là phi tử được Minh Thành Tổ Chu Đệ hết mực yêu thương. Ông hoàng này không muốn chôn cất vợ yêu ở Nam Kinh như những đời vua trước.Sau một thời gian xem xét và lựa chọn nơi chôn cất, Minh Thành Tổ Chu Đệ quyết định chọn vùng đất cách Bắc Kinh khoảng 40 km về phía tây bắc để xây Trường Lăng. Lăng mộ này được xây dựng làm nơi chôn cất ông với Từ hoàng hậu.Các chuyên gia cho hay Trường Lăng xây dựng mô phỏng theo kết cấu của Tử Cấm Thành. Lăng mộ này nổi bật với tường đỏ, ngói vàng tượng trưng cho quyền lực và địa vị của bậc đế vương. Công trình hoàn thành sau 5 năm xây dựng và là lăng lớn nhất trong số 13 lăng nhà Minh.Bên ngoài Trường Lăng dưới lòng đất là điện Lăng Ân. Đây là nơi các hoàng đế nhà Minh đời sau tới làm lễ bái tổ tiên và cầu xin quốc thái dân an.Điện Lăng Ân được xây dựng mô phỏng theo kiến trúc của điện Thái Hòa trong Tử Cấm Thành. Mục đích là nhằm ngụ ý sau khi băng hà và sang thế giới bên kia, hoàng đế vẫn nắm giữ quyền lực tối thượng.Bên trong điện Lăng Ân có 60 cây cột lớn được làm từ gỗ cây nam mộc tơ vàng. Mỗi cây cột được các nghệ nhân, thợ thủ công chế tác từ một thân cây gỗ quý trên.Để vận chuyển 60 cây gỗ quý nam mộc tơ vàng chỉ sinh trưởng ở khu vực rừng núi Tứ Xuyên và Vân Nam đến Bắc Kinh, đội ngũ nhân công 20.000 người làm việc liên tục trong 3 - 4 năm. Sau Lăng Ân Điện là một tòa lầu có tên Minh Lâu.Đến nay, Trường Lăng - nơi chôn cất Minh Thành Tổ Chu Đệ và hoàng hậu vẫn là bí ẩn lớn khiến công chúng tò mò khi các nhà khoa học chưa thể khám phá toàn bộ công trình này. Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Là hoàng đế thứ 3 của nhà Minh, Minh Thành Tổ Chu Đệ đã ra lệnh dời đô từ Nam Kinh về Bắc Kinh. Hoàng đế Trung Quốc này cũng là người ra lệnh xây dựng Tử Cấm Thành - cung điện hoàng gia tráng lệ nhất thế giới tồn tại đến ngày nay.
Theo sử sách, sau khi rời đô về Bắc Kinh, vào năm 1406, Minh Thành Tổ Chu Đệ chi nhiều tiền bạc và huy động hàng triệu nhân công để xây dựng các công trình ở kinh đô mới, bao gồm Tử Cấm Thành.
Một năm sau, Từ hoàng hậu qua đời. Đây là phi tử được Minh Thành Tổ Chu Đệ hết mực yêu thương. Ông hoàng này không muốn chôn cất vợ yêu ở Nam Kinh như những đời vua trước.
Sau một thời gian xem xét và lựa chọn nơi chôn cất, Minh Thành Tổ Chu Đệ quyết định chọn vùng đất cách Bắc Kinh khoảng 40 km về phía tây bắc để xây Trường Lăng. Lăng mộ này được xây dựng làm nơi chôn cất ông với Từ hoàng hậu.
Các chuyên gia cho hay Trường Lăng xây dựng mô phỏng theo kết cấu của Tử Cấm Thành. Lăng mộ này nổi bật với tường đỏ, ngói vàng tượng trưng cho quyền lực và địa vị của bậc đế vương. Công trình hoàn thành sau 5 năm xây dựng và là lăng lớn nhất trong số 13 lăng nhà Minh.
Bên ngoài Trường Lăng dưới lòng đất là điện Lăng Ân. Đây là nơi các hoàng đế nhà Minh đời sau tới làm lễ bái tổ tiên và cầu xin quốc thái dân an.
Điện Lăng Ân được xây dựng mô phỏng theo kiến trúc của điện Thái Hòa trong Tử Cấm Thành. Mục đích là nhằm ngụ ý sau khi băng hà và sang thế giới bên kia, hoàng đế vẫn nắm giữ quyền lực tối thượng.
Bên trong điện Lăng Ân có 60 cây cột lớn được làm từ gỗ cây nam mộc tơ vàng. Mỗi cây cột được các nghệ nhân, thợ thủ công chế tác từ một thân cây gỗ quý trên.
Để vận chuyển 60 cây gỗ quý nam mộc tơ vàng chỉ sinh trưởng ở khu vực rừng núi Tứ Xuyên và Vân Nam đến Bắc Kinh, đội ngũ nhân công 20.000 người làm việc liên tục trong 3 - 4 năm. Sau Lăng Ân Điện là một tòa lầu có tên Minh Lâu.
Đến nay, Trường Lăng - nơi chôn cất Minh Thành Tổ Chu Đệ và hoàng hậu vẫn là bí ẩn lớn khiến công chúng tò mò khi các nhà khoa học chưa thể khám phá toàn bộ công trình này.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.