Trong phòng tiếp khách của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Dinh Độc Lập có đặt một cặp ngà voi rất lớn và đẹp, được coi là bảo vật. Tuy nhiên, ít ai biết đến câu chuyện hết sức đẫm máu phía sau cặp ngà voi này.Theo đó, đầu năm 1971, Tiểu đoàn 2 Thuộc trung đoàn 54, Sư đoàn 1 bộ binh Sài Gòn đóng tại Thừa Thiên – Huế được lệnh tiến sang đất Lào. Trên đường tiến quân, họ đã gặp một đoàn khoảng 20 người dân tộc thiểu số, theo sau là một đàn voi thồ hàng hóa cồng kềnh, trong số đó có con voi sở hữu một cặp ngà dài đẹp hiếm có.Khi nhìn thấy cặp ngà tuyệt mỹ của con voi này, viên sĩ quan chỉ huy trung đội đã nảy ra ý định phải có nó để làm quà cho lãnh đạo. Ông đề nghị được mua lại con voi của nhóm người dân tộc. Tuy nhiên, người dân tộc vốn coi con voi là con vật linh thiêng nên từ chối thẳng thừng.Viên sĩ quan liền điện về trung tâm chỉ huy trưởng báo cáo và xin ý kiến của “Đại bàng” - mật danh của thiếu tá Thọ, tiểu đoàn trưởng, là bà con bên vợ của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. “Đại bàng” lạnh lùng ra lệnh không thương thảo được thì bắn bỏ hết, bằng mọi giá phải lấy được cặp ngà voi.Sau khi nhận được lệnh từ thiếu tá Thọ, viên sĩ quan cố gắng thuyết phục nhưng tiếp tục bị từ chối. Ông này liền ra lệnh cho lính bắn chết toàn bộ đoàn người dân tộc. Con voi bị giết chết và lấy đi cặp ngà quý giá.Sau đó, trung đội này tiếp tục hành quân và hai ngày sau đó thì bất ngờ lọt vào vòng vây của bộ đội Giải phóng. Trung đội Sài Gòn bị đánh tan tành, bị cắt đứt đội hình và cô lập trên đồi cao, thương vong rất nặng nề. Rơi vào thế bị động, viên sĩ quan chỉ huy đang giữ cặp ngà voi điện về sở chỉ huy xin quân tiếp viện đến giải cứu trung đội.Đích thân Thiếu tá Thọ - người ra lệnh thực hiện vụ thảm sát để chiếm ngà voi - dẫn một tiểu đoàn bộ binh lên núi yểm trợ và bảo vệ cặp ngà. Sau một ngày giao tranh ác liệt lực lượng này cũng bị đánh tan tác, phải lẩn trốn trong rừng sâu nhiều ngày, tổn thất nhiều sinh mạng.Nhận được tin cháu vợ gặp lâm nguy, Nguyễn Văn Thiệu nóng lòng điện ngay cho Tư lệnh quân khu 1, vùng 1 phải đưa ra chiến lược cứu Thọ bằng mọi giá. Lệnh cứu Thọ được ban ra một cách nhanh chóng. Ngay lập tức một trực thăng đặc biệt được điều động xuyên rừng đưa Thọ cùng cặp ngà voi và một số sĩ quan khác rời trận địa.Dù đã được giải cứu, Thiếu tá Thọ vẫn tỏ ra hoảng loạn. Người ta kể lại, trong thời gian cất giữ cặp ngà voi, ông này đã gặp phải không ít rủi ro thậm chí suýt phải bỏ mạng trong rừng sâu. Ông bị ám ảnh khi nghĩ đến những oan hồn mà ông đã ra lệnh giết để chiếm ngà voi và xác của nhiều quân lính phải chiến đấu đến cùng để bảo vệ cặp ngà...Tuy nhiên, Tổng thống Thiệu không mảy may quan tâm đến những câu chuyện bi thảm phía sau cặp ngà voi. Ngay sau khi nhận được cặp ngà, ông đã cho thợ chế tác và trưng bày trong phòng khách ở Dinh Độc Lập như một biểu tượng quyền lực. Sau khi chế độ Sài Gòn sụp đổ và Tổng thống Thiệu đào thoát khỏi đất nước, cặp ngà voi oan nghiệt vẫn nằm ở vị trí cũ cho đến ngày nay...
Trong phòng tiếp khách của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Dinh Độc Lập có đặt một cặp ngà voi rất lớn và đẹp, được coi là bảo vật. Tuy nhiên, ít ai biết đến câu chuyện hết sức đẫm máu phía sau cặp ngà voi này.
Theo đó, đầu năm 1971, Tiểu đoàn 2 Thuộc trung đoàn 54, Sư đoàn 1 bộ binh Sài Gòn đóng tại Thừa Thiên – Huế được lệnh tiến sang đất Lào. Trên đường tiến quân, họ đã gặp một đoàn khoảng 20 người dân tộc thiểu số, theo sau là một đàn voi thồ hàng hóa cồng kềnh, trong số đó có con voi sở hữu một cặp ngà dài đẹp hiếm có.
Khi nhìn thấy cặp ngà tuyệt mỹ của con voi này, viên sĩ quan chỉ huy trung đội đã nảy ra ý định phải có nó để làm quà cho lãnh đạo. Ông đề nghị được mua lại con voi của nhóm người dân tộc. Tuy nhiên, người dân tộc vốn coi con voi là con vật linh thiêng nên từ chối thẳng thừng.
Viên sĩ quan liền điện về trung tâm chỉ huy trưởng báo cáo và xin ý kiến của “Đại bàng” - mật danh của thiếu tá Thọ, tiểu đoàn trưởng, là bà con bên vợ của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. “Đại bàng” lạnh lùng ra lệnh không thương thảo được thì bắn bỏ hết, bằng mọi giá phải lấy được cặp ngà voi.
Sau khi nhận được lệnh từ thiếu tá Thọ, viên sĩ quan cố gắng thuyết phục nhưng tiếp tục bị từ chối. Ông này liền ra lệnh cho lính bắn chết toàn bộ đoàn người dân tộc. Con voi bị giết chết và lấy đi cặp ngà quý giá.
Sau đó, trung đội này tiếp tục hành quân và hai ngày sau đó thì bất ngờ lọt vào vòng vây của bộ đội Giải phóng. Trung đội Sài Gòn bị đánh tan tành, bị cắt đứt đội hình và cô lập trên đồi cao, thương vong rất nặng nề. Rơi vào thế bị động, viên sĩ quan chỉ huy đang giữ cặp ngà voi điện về sở chỉ huy xin quân tiếp viện đến giải cứu trung đội.
Đích thân Thiếu tá Thọ - người ra lệnh thực hiện vụ thảm sát để chiếm ngà voi - dẫn một tiểu đoàn bộ binh lên núi yểm trợ và bảo vệ cặp ngà. Sau một ngày giao tranh ác liệt lực lượng này cũng bị đánh tan tác, phải lẩn trốn trong rừng sâu nhiều ngày, tổn thất nhiều sinh mạng.
Nhận được tin cháu vợ gặp lâm nguy, Nguyễn Văn Thiệu nóng lòng điện ngay cho Tư lệnh quân khu 1, vùng 1 phải đưa ra chiến lược cứu Thọ bằng mọi giá. Lệnh cứu Thọ được ban ra một cách nhanh chóng. Ngay lập tức một trực thăng đặc biệt được điều động xuyên rừng đưa Thọ cùng cặp ngà voi và một số sĩ quan khác rời trận địa.
Dù đã được giải cứu, Thiếu tá Thọ vẫn tỏ ra hoảng loạn. Người ta kể lại, trong thời gian cất giữ cặp ngà voi, ông này đã gặp phải không ít rủi ro thậm chí suýt phải bỏ mạng trong rừng sâu. Ông bị ám ảnh khi nghĩ đến những oan hồn mà ông đã ra lệnh giết để chiếm ngà voi và xác của nhiều quân lính phải chiến đấu đến cùng để bảo vệ cặp ngà...
Tuy nhiên, Tổng thống Thiệu không mảy may quan tâm đến những câu chuyện bi thảm phía sau cặp ngà voi. Ngay sau khi nhận được cặp ngà, ông đã cho thợ chế tác và trưng bày trong phòng khách ở Dinh Độc Lập như một biểu tượng quyền lực. Sau khi chế độ Sài Gòn sụp đổ và Tổng thống Thiệu đào thoát khỏi đất nước, cặp ngà voi oan nghiệt vẫn nằm ở vị trí cũ cho đến ngày nay...