Hoàng đế là quân chủ của một quốc gia, cho dù phải đối diện kẻ thù, đối mặt với tình cảnh nước mất nhà tan cũng sẽ không khom lưng cuốn gối, đánh mất đi khí phách cần có của một bậc đế vương. Tiếc thay, Tống Huy Tông Triệu Cát lại không phải là vị hoàng đế như vậy.Đường đường là quân chủ của một quốc gia, thế nhưng nhìn thấy cảnh xã tắc lâm nguy, hành động của Triệu Cát lại là ...tháo chạy. Trước khi bỏ chạy, ông vẫn không quên gấp rút truyền ngôi cho thái tử Triệu Hoàn, để không phải mang danh "vị vua mất nước".Về sau, khi bị người Kim bắt làm tù binh, Triệu Cát chẳng những nhận cái chức danh đầy mỉa mai châm biếm "Hôn Đức Công" (tước vị phong cho một số vị vua bị phế truất) mà còn chấp nhận hàng loạt điều kiện mà người Kim đưa ra.Chưa dừng lại ở đó, trong thời gian bị giam cầm, ông ta vẫn thản nhiên lao đầu vào cuộc sống đầy cao lương mỹ tửu, ong bướm rập rìu. Chẳng thế mà ông ta đã sinh những 14 người con chỉ sau vẻn vẹn 9 năm.Quay trở lại năm 1126, sau công nguyên (năm Tĩnh Khang đầu tiên), quân Kim tiến giáp thành, Triệu Cát lập tức truyền ngôi cho thái tử Triệu Hoàn.Tháng 3 năm sau, hai cha con họ đều bị người Kim bắt làm tù binh, một mạch đưa tới Ngũ Quốc thành (nay là Y Lan, Hắc Long Giang), bắt đầu những chuỗi ngày bị giam hãm tại nơi đây.Do không trả nổi số tiền bồi thường cho người Kim, Tống Huy Tông đang tâm dùng phi tần, công chúa của mình gán nợ cho nước Kim, trong đó đích nữ vương phi, con cháu hoàng thất mỗi người được quy ra giá là 1000 lượng vàng; các thứ nữ, thê thiếp còn lại mỗi người giá khoảng 500 lượng vàng.Những cô gái hoàng thất vốn từng là lá ngọc cành vàng giờ đây lại trở thành nô lệ trong tay người Kim. Trong khi đó, Tống Huy Tông ngang nhiên chấp nhận phong hiệu, nhà cao cửa rộng, ruộng đồng tươi tốt của người Kim ban cho.Tuy rằng những thứ này còn cách xa so với cuộc sống khi còn trên ngai vàng, thế nhưng dù sao cũng vẫn có cơm no rượu say, sống những ngày tháng phiêu diêu tự tại.Ngoài 14 người kể trên, Tống Huy Tông còn có 5 người con. Mặc dù do thê thiếp của ông ta sinh thành nhưng không phải là con đẻ của Tống Huy Tông.Người Kim từng bước từng bước đưa ra những chiêu trò khiêu khích, hết lần này đến lần khác sỉ nhục Tống Huy Tông, cuối cùng cũng khiến cho tinh thần của ông ta suy sụp.Vào ngày Giáp Tý, tháng 4 năm Thiên Hội thứ 13 (nước Kim), tức năm 1135, Tống Huy Tông ý thức được rằng bản thân không còn hy vọng trở về nước mình mà đau không thiết sống. Ông ta vĩnh viễn nhắm mắt tại Kim quốc, hưởng thọ 54 tuổi. Kim Hi Tông cho an táng tại đất Hà Nam (nay là khu vực gần Lạc Dương, Hà Nam).Mời quý độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ | VTV24
Hoàng đế là quân chủ của một quốc gia, cho dù phải đối diện kẻ thù, đối mặt với tình cảnh nước mất nhà tan cũng sẽ không khom lưng cuốn gối, đánh mất đi khí phách cần có của một bậc đế vương. Tiếc thay, Tống Huy Tông Triệu Cát lại không phải là vị hoàng đế như vậy.
Đường đường là quân chủ của một quốc gia, thế nhưng nhìn thấy cảnh xã tắc lâm nguy, hành động của Triệu Cát lại là ...tháo chạy. Trước khi bỏ chạy, ông vẫn không quên gấp rút truyền ngôi cho thái tử Triệu Hoàn, để không phải mang danh "vị vua mất nước".
Về sau, khi bị người Kim bắt làm tù binh, Triệu Cát chẳng những nhận cái chức danh đầy mỉa mai châm biếm "Hôn Đức Công" (tước vị phong cho một số vị vua bị phế truất) mà còn chấp nhận hàng loạt điều kiện mà người Kim đưa ra.
Chưa dừng lại ở đó, trong thời gian bị giam cầm, ông ta vẫn thản nhiên lao đầu vào cuộc sống đầy cao lương mỹ tửu, ong bướm rập rìu. Chẳng thế mà ông ta đã sinh những 14 người con chỉ sau vẻn vẹn 9 năm.
Quay trở lại năm 1126, sau công nguyên (năm Tĩnh Khang đầu tiên), quân Kim tiến giáp thành, Triệu Cát lập tức truyền ngôi cho thái tử Triệu Hoàn.
Tháng 3 năm sau, hai cha con họ đều bị người Kim bắt làm tù binh, một mạch đưa tới Ngũ Quốc thành (nay là Y Lan, Hắc Long Giang), bắt đầu những chuỗi ngày bị giam hãm tại nơi đây.
Do không trả nổi số tiền bồi thường cho người Kim, Tống Huy Tông đang tâm dùng phi tần, công chúa của mình gán nợ cho nước Kim, trong đó đích nữ vương phi, con cháu hoàng thất mỗi người được quy ra giá là 1000 lượng vàng; các thứ nữ, thê thiếp còn lại mỗi người giá khoảng 500 lượng vàng.
Những cô gái hoàng thất vốn từng là lá ngọc cành vàng giờ đây lại trở thành nô lệ trong tay người Kim. Trong khi đó, Tống Huy Tông ngang nhiên chấp nhận phong hiệu, nhà cao cửa rộng, ruộng đồng tươi tốt của người Kim ban cho.
Tuy rằng những thứ này còn cách xa so với cuộc sống khi còn trên ngai vàng, thế nhưng dù sao cũng vẫn có cơm no rượu say, sống những ngày tháng phiêu diêu tự tại.
Ngoài 14 người kể trên, Tống Huy Tông còn có 5 người con. Mặc dù do thê thiếp của ông ta sinh thành nhưng không phải là con đẻ của Tống Huy Tông.
Người Kim từng bước từng bước đưa ra những chiêu trò khiêu khích, hết lần này đến lần khác sỉ nhục Tống Huy Tông, cuối cùng cũng khiến cho tinh thần của ông ta suy sụp.
Vào ngày Giáp Tý, tháng 4 năm Thiên Hội thứ 13 (nước Kim), tức năm 1135, Tống Huy Tông ý thức được rằng bản thân không còn hy vọng trở về nước mình mà đau không thiết sống. Ông ta vĩnh viễn nhắm mắt tại Kim quốc, hưởng thọ 54 tuổi. Kim Hi Tông cho an táng tại đất Hà Nam (nay là khu vực gần Lạc Dương, Hà Nam).