Nằm ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, chùa Cổ Lễ là một ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo nổi tiếng của tỉnh Nam Định. Chùa được xây dựng từ thời Lý Thần Tông (thế kỷ 12).Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ quốc sư Nguyễn Minh Không – người sáng lập chùa. Việc thờ tự này gắn liền với những truyền thuyết có từ xa xưa.Theo đó, thuở thiếu thời, thiền sư Minh Không chuyên làm nghề chài lưới, được truyền từ người cha. Năm 29 tuổi ngài mới xuất gia đầu Phật. Với nỗ lực học hành không ngừng nghỉ, thiền sư đã tích lũy được một kho tàng kiến thức đồ sộ về Phật pháp và y học.Khi danh tiếng được xa gần biết đến, triều đình đã mời sư Minh Không lên kinh thành làm Y sư. Tại đây, ngài đã cứu chữa cho vua Lý Thần Tông khỏi bệnh nan y và được nhà vua phong làm “Lý Triều Quốc sư”.Sau đó, thiền sư Minh Không cùng Thiền Sư Giác Hải và Thiền Sư Từ Đạo Hạnh kết nghĩa anh em và sang Tây vực (Bắc Ấn Độ) tu hành. Tại đây, họ học phép “Tam vô lậu” đắc “Giới - Định - Tuệ viên dung nhập Thánh siêu phàm du nhật nguyệt”. Sau khi đắc lục trí thần thông, ba ngài trở về nước.Đức Thánh tổ Từ Đạo Hạnh trụ trì chùa Sài Sơn, Đức Thánh tổ Nguyễn Minh Không trụ trì chùa Thần Quang (chùa Cổ Lễ), Đức Giác Hải Thiền sư trụ trì chùa Diên Phúc. Từ đó ba vị Thiền sư trở thành “Nam Thiên tam vị Thánh Tổ”.Dân gian kể rằng, sau khi lập chùa Cổ Lễ, thiền sư Minh Không đã sang nước Tống quyên góp đồng đem về đúc “An Nam Tứ Đại Khí” (4 bảo vật quý của Việt Nam), gồm tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh); chuông Quy Điền (Hải Dương); tháp Báo Thiên (Hà Nội) và đỉnh Phổ Minh (Nam Định).Trên đường chuyên chở số đồng lớn về Đại Việt, sư Minh Không đã gặp không ít khó khăn, thử thách. Gặp lúc sóng to gió lớn, không gọi được thuyền chở đồng, ngài đã dùng tài phép phi phàm của mình biến chiếc nón thành thuyền để chở an toàn số đồng về đúc bảo vật.Sau khi hoàn thiện, An Nam Tứ Đại Khí trở thành biểu tượng cho sự thịnh trị của vương triều Đại Việt trong một thời gian dài. Tiếc rằng khi giặc Minh sang xâm chiếm nước ta, các vật báu này đã bị quân giặc cướp hoặc phá huỷ để lấy đồng đúc vũ khí.Tưởng nhớ công lao, đức độ của Đức Thánh tổ Nguyễn Minh Không, từ ngày 13 đến 16 tháng 9 Âm lịch hàng năm, dân làng Cổ Lễ tổ chức lễ hội truyền thống ở chùa Cổ Lễ...Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, chùa Cổ Lễ là một ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo nổi tiếng của tỉnh Nam Định. Chùa được xây dựng từ thời Lý Thần Tông (thế kỷ 12).
Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ quốc sư Nguyễn Minh Không – người sáng lập chùa. Việc thờ tự này gắn liền với những truyền thuyết có từ xa xưa.
Theo đó, thuở thiếu thời, thiền sư Minh Không chuyên làm nghề chài lưới, được truyền từ người cha. Năm 29 tuổi ngài mới xuất gia đầu Phật. Với nỗ lực học hành không ngừng nghỉ, thiền sư đã tích lũy được một kho tàng kiến thức đồ sộ về Phật pháp và y học.
Khi danh tiếng được xa gần biết đến, triều đình đã mời sư Minh Không lên kinh thành làm Y sư. Tại đây, ngài đã cứu chữa cho vua Lý Thần Tông khỏi bệnh nan y và được nhà vua phong làm “Lý Triều Quốc sư”.
Sau đó, thiền sư Minh Không cùng Thiền Sư Giác Hải và Thiền Sư Từ Đạo Hạnh kết nghĩa anh em và sang Tây vực (Bắc Ấn Độ) tu hành. Tại đây, họ học phép “Tam vô lậu” đắc “Giới - Định - Tuệ viên dung nhập Thánh siêu phàm du nhật nguyệt”. Sau khi đắc lục trí thần thông, ba ngài trở về nước.
Đức Thánh tổ Từ Đạo Hạnh trụ trì chùa Sài Sơn, Đức Thánh tổ Nguyễn Minh Không trụ trì chùa Thần Quang (chùa Cổ Lễ), Đức Giác Hải Thiền sư trụ trì chùa Diên Phúc. Từ đó ba vị Thiền sư trở thành “Nam Thiên tam vị Thánh Tổ”.
Dân gian kể rằng, sau khi lập chùa Cổ Lễ, thiền sư Minh Không đã sang nước Tống quyên góp đồng đem về đúc “An Nam Tứ Đại Khí” (4 bảo vật quý của Việt Nam), gồm tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh); chuông Quy Điền (Hải Dương); tháp Báo Thiên (Hà Nội) và đỉnh Phổ Minh (Nam Định).
Trên đường chuyên chở số đồng lớn về Đại Việt, sư Minh Không đã gặp không ít khó khăn, thử thách. Gặp lúc sóng to gió lớn, không gọi được thuyền chở đồng, ngài đã dùng tài phép phi phàm của mình biến chiếc nón thành thuyền để chở an toàn số đồng về đúc bảo vật.
Sau khi hoàn thiện, An Nam Tứ Đại Khí trở thành biểu tượng cho sự thịnh trị của vương triều Đại Việt trong một thời gian dài. Tiếc rằng khi giặc Minh sang xâm chiếm nước ta, các vật báu này đã bị quân giặc cướp hoặc phá huỷ để lấy đồng đúc vũ khí.
Tưởng nhớ công lao, đức độ của Đức Thánh tổ Nguyễn Minh Không, từ ngày 13 đến 16 tháng 9 Âm lịch hàng năm, dân làng Cổ Lễ tổ chức lễ hội truyền thống ở chùa Cổ Lễ...
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.