Hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, Bà Dương, có một khu vực được mệnh danh là "Tam giác quỷ Bermuda". Hồ Bà Dương nằm ở tỉnh Giang Tây, phía Đông Nam Trung Quốc. Chiều dài hồ theo chiều bắc – nam là 173 km, rộng tối đa theo hướng đông – tây là 74 km, chu vi bờ hồ dài 1.200 km, diện tích mặt nước đạt hơn 3.200 km vuông. Độ sâu trung bình của hồ Bà Dương là 8,4 mét, nơi sâu nhất là hơn 30 mét, thấp hơn nhiều so với độ sâu của biển.Những sự kiện bí ẩn về hồ Bà Dương bắt đầu vào năm 1363, khi hồ nước này trở này một trong những chiến trường đẫm máu nhất lịch sử Trung Quốc.Năm 1363, Chu Nguyên Chương (hoàng đế sáng lập nhà Minh) muốn đem quân đánh ngược lên phía bắc để đuổi nhà Nguyên khỏi lãnh thổ Trung Hoa nhưng vấp phải sự ngăn cản của đối thủ Trần Hữu Lượng. Hai bên lựa chọn hồ Bà Dương làm nơi quyết chiến.Hàng vạn người đã bỏ xác ở hồ Bà Dương sau trận chiến này, trong đó có cả Trần Hữu Lượng. Đây là trận thủy chiến ác liệt nhất lịch sử Trung Quốc, có thể sáng ngang với trận Xích Bích thời Tam Quốc về mức độ thương vong. Không rõ trước đây ra sao, nhưng sau sự kiện chết chóc nói trên, hàng loạt điều bí ẩn bắt đầu được ghi nhận ở hồ bà Dương.Trong thời Minh – Thanh, nhiều tàu đánh cá của ngư dân đã mất tích trên hồ này nhưng ít được chú ý bởi quan lại địa phương chỉ coi đây là những vụ tai nạn thông thường hay do “hà bá” gây ra.Một trong những vụ mất tích tàu thuyền kỳ lạ nhất ở hồ Bà Dương xảy ra trong Thế chiến II. Ngày 16.4.1945, Kobe Maru – con tàu chở hàng khổng lồ nặng hơn 2.000 tấn – cùng 200 binh sĩ phát xít nhật đã mất tích không dấu vết khi đi qua hồ Bà Dương.Trong khoảng thời gian từ năm 1960 – 1980, hơn 200 tàu, thuyền đã mất tích ở hồ Bà Dương, khiến hơn 1.600 người thiệt mạng. Chỉ có 30 người sống sót sau những vụ tai nạn, nhiều người trong số này trong tình trạng thần trí không tỉnh táo.Điều kỳ lạ nhất là người ta không thể tìm thấy những xác tàu gặp nạn trên hồ Bà Dương dù độ sâu trung bình ở hồ này chỉ có 8,4 mét.Năm 1977, ba đập nước được xây dựng ở hồ Bà Dương. Con dập lớn nhất với chiều dài 6 km, rộng 50 mét và cao 20 mét bị sóng đánh vỡ vụn trong một đêm và chìm xuống hồ. Nhiều hiện tượng như sóng cao bất ngờ, xoáy nước, ánh sáng bí ẩn dưới lòng hồ, sấm sét dữ dội, những bóng trắng lờ mờ… thậm chí là cả UFO cũng được báo cáo xuất hiện ở khu vực hồ nước này.Tháng 3.2000, một nhóm chuyên gia Trung Quốc đã sử dụng sóng siêu âm và phát hiện 16 điểm “bất thường” dưới đáy hồ Bà Dương, nghi là xác tàu đắm. Tuy nhiên, không ai dám lặn xuống hồ để kiểm chứng.Trong mắt người dân địa phương, hiện tượng kỳ lạ này bắt nguồn từ một truyền thuyết ly kỳ. Theo truyền thuyết, trong trận đại chiến tại hồ Bà Dương năm 1363, trong lúc nguy cấp, đột nhiên một con ba ba lớn bơi đến cứu Chu Nguyên Chương và chở ông qua hồ. Sau khi Chu Nguyên Chương được thiên hạ, ông phong con ba ba kia là “Nguyên tướng quân”, xây dựng “miếu “Định Giang Vương” bên hồ.Người dân gọi miếu này là “miếu Lão Gia.” Ngày nay, người dân truyền tụng nhau rằng là do con ba ba lớn này tác yêu tác quái. Vì thế tàu thuyền muốn đi qua đây thì chủ thuyền phải lên bờ thắp hương đốt vàng mã và giết súc vật để tế miếu.
Hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, Bà Dương, có một khu vực được mệnh danh là "Tam giác quỷ Bermuda". Hồ Bà Dương nằm ở tỉnh Giang Tây, phía Đông Nam Trung Quốc. Chiều dài hồ theo chiều bắc – nam là 173 km, rộng tối đa theo hướng đông – tây là 74 km, chu vi bờ hồ dài 1.200 km, diện tích mặt nước đạt hơn 3.200 km vuông. Độ sâu trung bình của hồ Bà Dương là 8,4 mét, nơi sâu nhất là hơn 30 mét, thấp hơn nhiều so với độ sâu của biển.
Những sự kiện bí ẩn về hồ Bà Dương bắt đầu vào năm 1363, khi hồ nước này trở này một trong những chiến trường đẫm máu nhất lịch sử Trung Quốc.
Năm 1363, Chu Nguyên Chương (hoàng đế sáng lập nhà Minh) muốn đem quân đánh ngược lên phía bắc để đuổi nhà Nguyên khỏi lãnh thổ Trung Hoa nhưng vấp phải sự ngăn cản của đối thủ Trần Hữu Lượng. Hai bên lựa chọn hồ Bà Dương làm nơi quyết chiến.
Hàng vạn người đã bỏ xác ở hồ Bà Dương sau trận chiến này, trong đó có cả Trần Hữu Lượng. Đây là trận thủy chiến ác liệt nhất lịch sử Trung Quốc, có thể sáng ngang với trận Xích Bích thời Tam Quốc về mức độ thương vong. Không rõ trước đây ra sao, nhưng sau sự kiện chết chóc nói trên, hàng loạt điều bí ẩn bắt đầu được ghi nhận ở hồ bà Dương.
Trong thời Minh – Thanh, nhiều tàu đánh cá của ngư dân đã mất tích trên hồ này nhưng ít được chú ý bởi quan lại địa phương chỉ coi đây là những vụ tai nạn thông thường hay do “hà bá” gây ra.
Một trong những vụ mất tích tàu thuyền kỳ lạ nhất ở hồ Bà Dương xảy ra trong Thế chiến II. Ngày 16.4.1945, Kobe Maru – con tàu chở hàng khổng lồ nặng hơn 2.000 tấn – cùng 200 binh sĩ phát xít nhật đã mất tích không dấu vết khi đi qua hồ Bà Dương.
Trong khoảng thời gian từ năm 1960 – 1980, hơn 200 tàu, thuyền đã mất tích ở hồ Bà Dương, khiến hơn 1.600 người thiệt mạng. Chỉ có 30 người sống sót sau những vụ tai nạn, nhiều người trong số này trong tình trạng thần trí không tỉnh táo.
Điều kỳ lạ nhất là người ta không thể tìm thấy những xác tàu gặp nạn trên hồ Bà Dương dù độ sâu trung bình ở hồ này chỉ có 8,4 mét.
Năm 1977, ba đập nước được xây dựng ở hồ Bà Dương. Con dập lớn nhất với chiều dài 6 km, rộng 50 mét và cao 20 mét bị sóng đánh vỡ vụn trong một đêm và chìm xuống hồ. Nhiều hiện tượng như sóng cao bất ngờ, xoáy nước, ánh sáng bí ẩn dưới lòng hồ, sấm sét dữ dội, những bóng trắng lờ mờ… thậm chí là cả UFO cũng được báo cáo xuất hiện ở khu vực hồ nước này.
Tháng 3.2000, một nhóm chuyên gia Trung Quốc đã sử dụng sóng siêu âm và phát hiện 16 điểm “bất thường” dưới đáy hồ Bà Dương, nghi là xác tàu đắm. Tuy nhiên, không ai dám lặn xuống hồ để kiểm chứng.
Trong mắt người dân địa phương, hiện tượng kỳ lạ này bắt nguồn từ một truyền thuyết ly kỳ. Theo truyền thuyết, trong trận đại chiến tại hồ Bà Dương năm 1363, trong lúc nguy cấp, đột nhiên một con ba ba lớn bơi đến cứu Chu Nguyên Chương và chở ông qua hồ. Sau khi Chu Nguyên Chương được thiên hạ, ông phong con ba ba kia là “Nguyên tướng quân”, xây dựng “miếu “Định Giang Vương” bên hồ.
Người dân gọi miếu này là “miếu Lão Gia.” Ngày nay, người dân truyền tụng nhau rằng là do con ba ba lớn này tác yêu tác quái. Vì thế tàu thuyền muốn đi qua đây thì chủ thuyền phải lên bờ thắp hương đốt vàng mã và giết súc vật để tế miếu.