Số 81 Triều Nội, hay còn gọi là nhà thờ Triều Nội, là ngôi nhà ma ám nổi tiếng nhất thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Tòa nhà được xây vào đầu thế kỷ 20, theo lối kiến trúc Baroque của Pháp. Trước năm 1965, địa chỉ của tòa nhà là số 69. Vì hồ sơ lịch sử không đầy đủ, không ai có thể xác định người đã xây công trình này cũng như mục đích sử dụng. Ảnh: The New York Times.Tuy nhiên, người ta truyền tai nhau câu chuyện một quan chức sống trong ngôi nhà đã bỏ lại vợ mình để chạy sang Đài Loan vào năm 1949. Sau đó, người phụ nữ này đã treo cổ tự sát trong căn nhà. Từ đó, căn nhà xuất hiện rất nhiều sự việc kỳ lạ. Mỗi khi mưa gió hoặc vào đêm trăng tròn, người ta thường nghe thấy tiếng khóc hoặc âm thanh thủy tinh bị đập vỡ phát ra từ bên trong. Ảnh: ChinaDaily.Hiện tại, ngôi nhà thuộc sở hữu của Tổng giáo phận Công giáo La Mã ở Bắc Kinh. Cuối thập niên 1990, người ta cho rằng số 81 Triều Nội sẽ trở thành đại sứ quán của Vatican vào một ngày nào đó nên không thể phá hủy. Tháng 3/2016, người ta tiến hành sửa chữa công trình này và bắt đầu cho thuê từ năm 2017 với mức giá khoảng 10 triệu nhân dân tệ/năm (gần 1,5 triệu USD/năm). Ảnh: Dongfang IC.Được xây dựng vào những năm 1930, bệnh viện Old Changi nằm trên đường Nethervaron, Singapore. Trong suốt Chiến tranh Thế giới II, phát xít Nhật sử dụng công trình này như một nhà tù. Người ta truyền tai nhau rằng khi xâm chiếm khu vực này, quân Nhật đã giết nhiều thường dân và tù nhân chiến tranh. Bệnh viện khi đó là nơi diễn ra những cuộc tra tấn dã man và hành quyết đẫm máu. Ảnh: BatakLagu.Khi chiến tranh kết thúc, nơi này trở thành bệnh viện. Tuy nhiên, Old Changi nổi tiếng không phải vì là nơi chăm sóc bệnh nhân tốt mà vì những lời đồn đoán quanh những hồn ma lẩn khuất trong bệnh viện. Nhiều người cho biết họ nhìn thấy hồn ma của lính Nhật cũng như hồn ma không đầu. Ảnh: MarkWaldron.Một số người dân địa phương quả quyết họ thà chịu đau ở nhà còn hơn đến bệnh viện ma ám. Nhiều người tin nơi đây là ranh giới giữa sự sống và cái chết. Bệnh nhân đến bệnh viện ngày càng thưa thớt. Năm 1994, người ta chuyển bệnh viện Changi đến địa điểm mới. 3 năm sau, Old Changi chính thức bị bỏ hoang. Ảnh: Nontonsini.Năm 1997, nền kinh tế châu Á rơi vào khủng hoảng. Việc xây dựng tòa nhà chọc trời Sathorn Unique bị ngừng dù đã hoàn thành hơn 80%. Hơn 2 thập kỷ nằm sừng sững và lạnh lẽo giữa thủ đô Bangkok (Thái Lan), nơi đây là địa điểm xảy ra hàng loạt câu chuyện kỳ quái và những cái chết rùng rợn. Ảnh: Travelog.Năm 1993, Rangsan Torsuwan, kiến trúc sư kiêm chủ sở hữu tòa nhà, bị cáo buộc âm mưu ám sát chánh án Tòa án Tối cao Thái Lan. 7 năm sau, ông được trắng án. Tuy nhiên, công trình này đã trở thành "thiên đường chết chóc". Nhiều người đến Sathorn Unique để tự tử. Người ta phát hiện những xác chết đang phân hủy trong tòa nhà. Ảnh: CNN.Các xác chết nằm co ro, lạnh lẽo ở đó cùng những cái chết không rõ nguyên nhân làm người ta càng tin về sự ma quái của Sathorn Unique. Người dân địa phương cho rằng vận xui của tòa nhà do những linh hồn gây ra. Công trình này xây trên nền đất nghĩa địa xưa và "phạm húy" với ngôi chùa Wat Yannawa nằm phía đối diện. Ảnh: CNN.Bị bỏ hoang vào năm 1783 khi người dân địa phương chuyển đến các vùng đất khác, pháo đài Bhangarh được mệnh danh là địa điểm ma ám kinh dị nhất Ấn Độ. Những biển báo cấm tiếp xúc với khu vực này khi trời tối càng khiến nơi đây trở nên huyền bí. Danh tiếng của Bhangarh bắt nguồn từ 2 câu chuyện cũ. Ảnh: Shutterstock.Theo truyền thuyết, Bhangarh chịu lời nguyền của phù thủy Baba Balanath. Khi nhà vua xây dựng nơi này, Balanath yêu cầu bóng của tòa thành không che phủ nơi trú ngụ của ông. Nếu vi phạm, ông sẽ phá hủy tòa thành. Tuy nhiên, một vị hoàng tử đã vi phạm và Balanath yểm lời nguyền lên toàn thành phố.Trong khi đó, câu chuyện thứ 2 kể về Singhiya, một phù thủy đã phải lòng công chúa Ratnavati của Bhangarh. Vì quá yêu nàng, Singhiya đã yểm thần chú lên nước hoa để bẫy công chúa. Tuy nhiên kế hoạch của ông bị phát hiện. Đau khổ và bẽ bàng, Singhiya yểm lời nguyền lên thành phố. Người dân địa phương tin rằng một ngày nào đó, công chúa Ratnavati sẽ quay trở về và hóa giải lời nguyền cho Bhangarh. Ảnh: Jinten Kardam.
Số 81 Triều Nội, hay còn gọi là nhà thờ Triều Nội, là ngôi nhà ma ám nổi tiếng nhất thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Tòa nhà được xây vào đầu thế kỷ 20, theo lối kiến trúc Baroque của Pháp. Trước năm 1965, địa chỉ của tòa nhà là số 69. Vì hồ sơ lịch sử không đầy đủ, không ai có thể xác định người đã xây công trình này cũng như mục đích sử dụng. Ảnh: The New York Times.
Tuy nhiên, người ta truyền tai nhau câu chuyện một quan chức sống trong ngôi nhà đã bỏ lại vợ mình để chạy sang Đài Loan vào năm 1949. Sau đó, người phụ nữ này đã treo cổ tự sát trong căn nhà. Từ đó, căn nhà xuất hiện rất nhiều sự việc kỳ lạ. Mỗi khi mưa gió hoặc vào đêm trăng tròn, người ta thường nghe thấy tiếng khóc hoặc âm thanh thủy tinh bị đập vỡ phát ra từ bên trong. Ảnh: ChinaDaily.
Hiện tại, ngôi nhà thuộc sở hữu của Tổng giáo phận Công giáo La Mã ở Bắc Kinh. Cuối thập niên 1990, người ta cho rằng số 81 Triều Nội sẽ trở thành đại sứ quán của Vatican vào một ngày nào đó nên không thể phá hủy. Tháng 3/2016, người ta tiến hành sửa chữa công trình này và bắt đầu cho thuê từ năm 2017 với mức giá khoảng 10 triệu nhân dân tệ/năm (gần 1,5 triệu USD/năm). Ảnh: Dongfang IC.
Được xây dựng vào những năm 1930, bệnh viện Old Changi nằm trên đường Nethervaron, Singapore. Trong suốt Chiến tranh Thế giới II, phát xít Nhật sử dụng công trình này như một nhà tù. Người ta truyền tai nhau rằng khi xâm chiếm khu vực này, quân Nhật đã giết nhiều thường dân và tù nhân chiến tranh. Bệnh viện khi đó là nơi diễn ra những cuộc tra tấn dã man và hành quyết đẫm máu. Ảnh: BatakLagu.
Khi chiến tranh kết thúc, nơi này trở thành bệnh viện. Tuy nhiên, Old Changi nổi tiếng không phải vì là nơi chăm sóc bệnh nhân tốt mà vì những lời đồn đoán quanh những hồn ma lẩn khuất trong bệnh viện. Nhiều người cho biết họ nhìn thấy hồn ma của lính Nhật cũng như hồn ma không đầu. Ảnh: MarkWaldron.
Một số người dân địa phương quả quyết họ thà chịu đau ở nhà còn hơn đến bệnh viện ma ám. Nhiều người tin nơi đây là ranh giới giữa sự sống và cái chết. Bệnh nhân đến bệnh viện ngày càng thưa thớt. Năm 1994, người ta chuyển bệnh viện Changi đến địa điểm mới. 3 năm sau, Old Changi chính thức bị bỏ hoang. Ảnh: Nontonsini.
Năm 1997, nền kinh tế châu Á rơi vào khủng hoảng. Việc xây dựng tòa nhà chọc trời Sathorn Unique bị ngừng dù đã hoàn thành hơn 80%. Hơn 2 thập kỷ nằm sừng sững và lạnh lẽo giữa thủ đô Bangkok (Thái Lan), nơi đây là địa điểm xảy ra hàng loạt câu chuyện kỳ quái và những cái chết rùng rợn. Ảnh: Travelog.
Năm 1993, Rangsan Torsuwan, kiến trúc sư kiêm chủ sở hữu tòa nhà, bị cáo buộc âm mưu ám sát chánh án Tòa án Tối cao Thái Lan. 7 năm sau, ông được trắng án. Tuy nhiên, công trình này đã trở thành "thiên đường chết chóc". Nhiều người đến Sathorn Unique để tự tử. Người ta phát hiện những xác chết đang phân hủy trong tòa nhà. Ảnh: CNN.
Các xác chết nằm co ro, lạnh lẽo ở đó cùng những cái chết không rõ nguyên nhân làm người ta càng tin về sự ma quái của Sathorn Unique. Người dân địa phương cho rằng vận xui của tòa nhà do những linh hồn gây ra. Công trình này xây trên nền đất nghĩa địa xưa và "phạm húy" với ngôi chùa Wat Yannawa nằm phía đối diện. Ảnh: CNN.
Bị bỏ hoang vào năm 1783 khi người dân địa phương chuyển đến các vùng đất khác, pháo đài Bhangarh được mệnh danh là địa điểm ma ám kinh dị nhất Ấn Độ. Những biển báo cấm tiếp xúc với khu vực này khi trời tối càng khiến nơi đây trở nên huyền bí. Danh tiếng của Bhangarh bắt nguồn từ 2 câu chuyện cũ. Ảnh: Shutterstock.
Theo truyền thuyết, Bhangarh chịu lời nguyền của phù thủy Baba Balanath. Khi nhà vua xây dựng nơi này, Balanath yêu cầu bóng của tòa thành không che phủ nơi trú ngụ của ông. Nếu vi phạm, ông sẽ phá hủy tòa thành. Tuy nhiên, một vị hoàng tử đã vi phạm và Balanath yểm lời nguyền lên toàn thành phố.
Trong khi đó, câu chuyện thứ 2 kể về Singhiya, một phù thủy đã phải lòng công chúa Ratnavati của Bhangarh. Vì quá yêu nàng, Singhiya đã yểm thần chú lên nước hoa để bẫy công chúa. Tuy nhiên kế hoạch của ông bị phát hiện. Đau khổ và bẽ bàng, Singhiya yểm lời nguyền lên thành phố. Người dân địa phương tin rằng một ngày nào đó, công chúa Ratnavati sẽ quay trở về và hóa giải lời nguyền cho Bhangarh. Ảnh: Jinten Kardam.