Sir John Franklin cùng các nhà thám hiểm thực hiện chuyến thám hiểm đi tìm Hành lang Tây Bắc trên Bắc Băng Dương khi khởi hành từ London, Anh năm 1845.Tuy nhiên, ông cùng 129 người khác bỏ mạng ở đảo Beechey trong chuyến hải trình nguy hiểm trên. Tàu HMS Erebus và HMS Terror đã một đi không trở về và vùi xác tại vùng biển này cùng toàn bộ đoàn thám hiểm.Sau khi không thấy 2 tàu HMS Erebus và HMS Terror trở về, giới chức trách đã tổ chức cuộc tìm kiếm. Phải tới năm 1850, người ta mới phát hiện một mộ đá trên bờ biển đảo Beechey. Mộ đá này là nơi chôn cất các thành viên đoàn thám hiểm do Franklin dẫn đầu.Đến năm 1854, giới chức trách tuyên bố chính thức rằng Franklin và toàn bộ đội thủy thủ bỏ mạng trong chuyến hành trình trên.Các chuyên gia, nhà khoa học đã tìm được nhiều bằng chứng nhưng chưa thể đưa ra kết luận chính xác về nguyên nhân tử vong của thủy thủ đoàn thám hiểm Franklin.Một số giả thuyết cho rằng cái chết của thủy thủ đoàn thám hiểm Franklin có liên quan đến ngộ độc chì. Sở dĩ người ta đưa ra giả thuyết này là vì các chuyên gia tiến hành phân tích các mẫu xương, tóc và mô mềm từ thi hài các thành viên đoàn thám hiểm và phát hiện có lượng chì cao.Từ đó, các chuyên gia suy đoán ngộ độc chì có thể là một trong những nguyên nhân khiến đoàn thám hiểm bỏ mạng tại đảo Beechey. Tuy nhiên, các chuyên gia chưa thể giải mã được bí ẩn đoàn thám hiểm đã tiếp xúc với chì khi nào và mức độ ra sao.Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học chỉ ra chì không đóng vai trò quan trọng trong cái chết của Franklin và toàn bộ đội thủy thủ. Thay vào đó, kết quả phân tích, kiểm tra ADN thi hài đội thủy thủ bỏ mạng tại đảo Beechey cho thấy nhiều người mắc bệnh Addison.Người mắc căn bệnh này có những triệu chứng như: răng có thể trông trắng hơn vì da trở nên sẫm màu hơn, buồn nôn, đau bụng, đau xương, sụt cân, thiếu năng lượng, hay quên, huyết áp thấp, khó thở... Ngoài ra, các chuyên gia cũng phát hiện một số thành viên trong đoàn thám hiểm của Franklin qua đời vì căn bệnh lao.Một nguyên nhân khác được đưa ra để lý giải cái chết của các thành viên đoàn thám hiểm là chết vì đói. Sau khi sử dụng hết thực phẩm chuẩn bị cho chuyến thám hiểm, các thủy thủ không tìm được nguồn thức ăn thay thế. Do vậy, họ có khả năng qua đời vì cạn kiệt lương thực, thực phẩm.Mời độc giả xem video: Chìm tàu ở Địa Trung Hải: 146 người mất tích (nguồn: VTC1).
Sir John Franklin cùng các nhà thám hiểm thực hiện chuyến thám hiểm đi tìm Hành lang Tây Bắc trên Bắc Băng Dương khi khởi hành từ London, Anh năm 1845.
Tuy nhiên, ông cùng 129 người khác bỏ mạng ở đảo Beechey trong chuyến hải trình nguy hiểm trên. Tàu HMS Erebus và HMS Terror đã một đi không trở về và vùi xác tại vùng biển này cùng toàn bộ đoàn thám hiểm.
Sau khi không thấy 2 tàu HMS Erebus và HMS Terror trở về, giới chức trách đã tổ chức cuộc tìm kiếm. Phải tới năm 1850, người ta mới phát hiện một mộ đá trên bờ biển đảo Beechey. Mộ đá này là nơi chôn cất các thành viên đoàn thám hiểm do Franklin dẫn đầu.
Đến năm 1854, giới chức trách tuyên bố chính thức rằng Franklin và toàn bộ đội thủy thủ bỏ mạng trong chuyến hành trình trên.
Các chuyên gia, nhà khoa học đã tìm được nhiều bằng chứng nhưng chưa thể đưa ra kết luận chính xác về nguyên nhân tử vong của thủy thủ đoàn thám hiểm Franklin.
Một số giả thuyết cho rằng cái chết của thủy thủ đoàn thám hiểm Franklin có liên quan đến ngộ độc chì. Sở dĩ người ta đưa ra giả thuyết này là vì các chuyên gia tiến hành phân tích các mẫu xương, tóc và mô mềm từ thi hài các thành viên đoàn thám hiểm và phát hiện có lượng chì cao.
Từ đó, các chuyên gia suy đoán ngộ độc chì có thể là một trong những nguyên nhân khiến đoàn thám hiểm bỏ mạng tại đảo Beechey. Tuy nhiên, các chuyên gia chưa thể giải mã được bí ẩn đoàn thám hiểm đã tiếp xúc với chì khi nào và mức độ ra sao.
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học chỉ ra chì không đóng vai trò quan trọng trong cái chết của Franklin và toàn bộ đội thủy thủ. Thay vào đó, kết quả phân tích, kiểm tra ADN thi hài đội thủy thủ bỏ mạng tại đảo Beechey cho thấy nhiều người mắc bệnh Addison.
Người mắc căn bệnh này có những triệu chứng như: răng có thể trông trắng hơn vì da trở nên sẫm màu hơn, buồn nôn, đau bụng, đau xương, sụt cân, thiếu năng lượng, hay quên, huyết áp thấp, khó thở... Ngoài ra, các chuyên gia cũng phát hiện một số thành viên trong đoàn thám hiểm của Franklin qua đời vì căn bệnh lao.
Một nguyên nhân khác được đưa ra để lý giải cái chết của các thành viên đoàn thám hiểm là chết vì đói. Sau khi sử dụng hết thực phẩm chuẩn bị cho chuyến thám hiểm, các thủy thủ không tìm được nguồn thức ăn thay thế. Do vậy, họ có khả năng qua đời vì cạn kiệt lương thực, thực phẩm.
Mời độc giả xem video: Chìm tàu ở Địa Trung Hải: 146 người mất tích (nguồn: VTC1).