Nhạc sĩ dương cầm Rezso Seress sáng tác bản nhạc bị "nguyền rủa" Gloomy Sunday (tạm dịch: Ngày Chủ nhật u buồn) vào một buổi chiều mưa ở Paris, Pháp cuối năm 1932.Bản nhạc Gloomy Sunday của nhạc sĩ Seress thể hiện tâm trạng đau khổ, tuyệt vọng của một người đàn ông thất tình. Đây cũng là tâm nhạc của nhạc sĩ khi ông dành chọn tình yêu cho một phụ nữ nhưng bị cô từ chối.Trước khi bị từ chối tình cảm, nhạc sĩ Seress rất trông đợi mối tình của mình sẽ "đơm hoa kết trái". Vì vậy, ông vô cùng buồn bã, thất vọng khi tình yêu không được đáp lại.Sau vài tháng, bản nhạc Gloomy Sunday của nhạc sĩ Seress được một hãng đĩa phát hành. Theo đó, bản nhạc này xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới. Nhạc sĩ Seress không thể ngờ rằng kể từ đây bản nhạc Gloomy Sunday gây ra hàng loạt cái chết rùng rợn.Bi kịch được cho là bắt đầu từ Budapest. Một người đàn ông ngồi trong quán cafe và yêu cầu nhạc công chơi bản nhạc Gloomy Sunday. Sau khi nghe xong, người đàn ông trả tiền và rời đi. Ông bắt một chiếc taxi rồi dùng súng tự sát.Vài ngày sau, một cô gái ở Berlin tự sát bên cạnh là tờ giấy in bản nhạc Gloomy Sunday. Liên tiếp hàng loạt trường hợp tự sát sau khi nghe hoặc chơi bản nhạc Gloomy Sunday. Theo một nghiên cứu, hơn 100 người chết vì bản nhạc bị "nguyền rủa" của nhạc sĩ Seress.Trước sự việc nghiêm trọng trên, Anh và một số quốc gia khác cấm lưu hành bản nhạc Gloomy Sunday để tránh xảy ra những cái chết thương tâm khác.Thậm chí, có người còn đổ lỗi và đâm đơn kiện nhạc sĩ Seress vì đã sáng tác ra nhạc phẩm khiến nhiều người tìm đến cái chết.Nhạc sĩ Seress không hiểu vì sao bản nhạc của mình lại khiến nhiều người tự sát đến vậy. Đến năm 1968, ông tự sát sau một thời gian u buồn vì những cái chết được cho là có liên quan đến bản nhạc Gloomy Sunday.Đến nay, giới khoa học vẫn chưa thể lý giải những trường hợp tự tử có liên quan như thế nào đến bản nhạc Gloomy Sunday cũng như có thực sự tồn tại lời nguyền chết chóc hay không.Mời quý độc giả xem video: "Lời nguyền huyết ngải" (nguồn: Youtube)
Nhạc sĩ dương cầm Rezso Seress sáng tác bản nhạc bị "nguyền rủa" Gloomy Sunday (tạm dịch: Ngày Chủ nhật u buồn) vào một buổi chiều mưa ở Paris, Pháp cuối năm 1932.
Bản nhạc Gloomy Sunday của nhạc sĩ Seress thể hiện tâm trạng đau khổ, tuyệt vọng của một người đàn ông thất tình. Đây cũng là tâm nhạc của nhạc sĩ khi ông dành chọn tình yêu cho một phụ nữ nhưng bị cô từ chối.
Trước khi bị từ chối tình cảm, nhạc sĩ Seress rất trông đợi mối tình của mình sẽ "đơm hoa kết trái". Vì vậy, ông vô cùng buồn bã, thất vọng khi tình yêu không được đáp lại.
Sau vài tháng, bản nhạc Gloomy Sunday của nhạc sĩ Seress được một hãng đĩa phát hành. Theo đó, bản nhạc này xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới. Nhạc sĩ Seress không thể ngờ rằng kể từ đây bản nhạc Gloomy Sunday gây ra hàng loạt cái chết rùng rợn.
Bi kịch được cho là bắt đầu từ Budapest. Một người đàn ông ngồi trong quán cafe và yêu cầu nhạc công chơi bản nhạc Gloomy Sunday. Sau khi nghe xong, người đàn ông trả tiền và rời đi. Ông bắt một chiếc taxi rồi dùng súng tự sát.
Vài ngày sau, một cô gái ở Berlin tự sát bên cạnh là tờ giấy in bản nhạc Gloomy Sunday. Liên tiếp hàng loạt trường hợp tự sát sau khi nghe hoặc chơi bản nhạc Gloomy Sunday. Theo một nghiên cứu, hơn 100 người chết vì bản nhạc bị "nguyền rủa" của nhạc sĩ Seress.
Trước sự việc nghiêm trọng trên, Anh và một số quốc gia khác cấm lưu hành bản nhạc Gloomy Sunday để tránh xảy ra những cái chết thương tâm khác.
Thậm chí, có người còn đổ lỗi và đâm đơn kiện nhạc sĩ Seress vì đã sáng tác ra nhạc phẩm khiến nhiều người tìm đến cái chết.
Nhạc sĩ Seress không hiểu vì sao bản nhạc của mình lại khiến nhiều người tự sát đến vậy. Đến năm 1968, ông tự sát sau một thời gian u buồn vì những cái chết được cho là có liên quan đến bản nhạc Gloomy Sunday.
Đến nay, giới khoa học vẫn chưa thể lý giải những trường hợp tự tử có liên quan như thế nào đến bản nhạc Gloomy Sunday cũng như có thực sự tồn tại lời nguyền chết chóc hay không.
Mời quý độc giả xem video: "Lời nguyền huyết ngải" (nguồn: Youtube)