Khi đi qua đèo D’Ran, con đèo nối thị trấn D’Ran với thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), nhiều du khách không khỏi tò mò khi thấy ở giữa đèo có một đường hầm rất lớn nằm ngay bên đường.Đó chính là hầm số 4, một trong 5 đường hầm xuyên núi của tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt xưa.Đường hầm này nằm ở độ cao khoảng 1.400 mét so với mực nước biển, có chiều dài 98 mét, nằm giữa ga Đa Thọ và ga Cầu Đất.Công trình được xây dựng vào đầu thập niên 1930, đến năm 1975 thì ngừng sử dụng cùng tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt. Năm 1986, đường ray trên toàn tuyến bị tháo dỡ.Sau nhiều thập niên bỏ hoang, nhìn từ bên ngoài, đường hầm năm xưa toát lên vẻ ma mị do bị các loài cây cỏ dại bao phủ.Bước vào trên trong, có thể thấy kết cấu hầm còn rất vững chắc với phần vách được gia cố bằng đá.Hệ thống đường ống và cống thoát nước vẫn còn nguyên vẹn.Giữa hầm có một khoảng trống để người đi bộ tránh tàu.Từ bên trong nhìn ra, miệng hầm chìm ngập trong màu xanh của cây rừng.Trên cửa hầm vẫn còn vết đạn từ các cuộc giao tranh thời kháng chiến chống Mỹ.Đường hầm lịch sử này ngày nay là một địa điểm thú vị dành cho những người thích khám phá điều mới lạ ở Đà Lạt.Một số hình ảnh khác về hầm số 4 của tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Khi đi qua đèo D’Ran, con đèo nối thị trấn D’Ran với thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), nhiều du khách không khỏi tò mò khi thấy ở giữa đèo có một đường hầm rất lớn nằm ngay bên đường.
Đó chính là hầm số 4, một trong 5 đường hầm xuyên núi của tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt xưa.
Đường hầm này nằm ở độ cao khoảng 1.400 mét so với mực nước biển, có chiều dài 98 mét, nằm giữa ga Đa Thọ và ga Cầu Đất.
Công trình được xây dựng vào đầu thập niên 1930, đến năm 1975 thì ngừng sử dụng cùng tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt. Năm 1986, đường ray trên toàn tuyến bị tháo dỡ.
Sau nhiều thập niên bỏ hoang, nhìn từ bên ngoài, đường hầm năm xưa toát lên vẻ ma mị do bị các loài cây cỏ dại bao phủ.
Bước vào trên trong, có thể thấy kết cấu hầm còn rất vững chắc với phần vách được gia cố bằng đá.
Hệ thống đường ống và cống thoát nước vẫn còn nguyên vẹn.
Giữa hầm có một khoảng trống để người đi bộ tránh tàu.
Từ bên trong nhìn ra, miệng hầm chìm ngập trong màu xanh của cây rừng.
Trên cửa hầm vẫn còn vết đạn từ các cuộc giao tranh thời kháng chiến chống Mỹ.
Đường hầm lịch sử này ngày nay là một địa điểm thú vị dành cho những người thích khám phá điều mới lạ ở Đà Lạt.
Một số hình ảnh khác về hầm số 4 của tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.