Nhà văn Thi Nại Am (1296 - 1370) nổi tiếng thế giới với tác phẩm "Thủy Hử". Đây là tác phẩm được mệnh danh là "Tứ đại danh tác" của văn học cổ điển Trung Quốc. Trong tác phẩm này, Thi Nại Am giới thiệu đến bạn đọc nhiều vị hảo hán, anh hùng. Trong số này, Võ Tòng được nhiều người chú ý và yêu thích.Thi Nại Am mô tả Võ Tòng xuất thân từ huyện Thanh Hà, phủ Đông Bình, tỉnh Sơn Đông. Ông mồ côi cha mẹ từ khi còn nhỏ nên được anh ruột là Võ Đại Lang nuôi nấng.Ngay từ khi còn trẻ, Võ Tòng nổi tiếng với sức mạnh hơn người, oai hùng, mắt sáng như sao, mày ngài, ngực rộng, cơ thể cường tráng và dáng người cao 8 trượng. Ông rất thích uống rượu.Võ Tòng bái Châu Đồng - đại sư Thiếu Lâm tự làm sư phụ. Sau nhiều năm khổ luyện, ông có võ nghệ cao cường, thích hành hiệp trượng nghĩa và là người nghĩa khí.Vào một lần, Võ Tòng tạm biệt Tống Giang và Sài Tiến trở về quê thăm anh trai - người đã nuôi nâng ông từ thuở nhỏ. Khi đi ngang địa hạt Dương Cốc, ông ghé vào một tửu quán dưới chân đồi Cảnh Dương. Trong lúc uống rượu, Võ Tòng được chủ quán kể chuyện trên núi có con hổ ăn thịt người. Người nào uống quá say thì không nên đi qua đó.Bất chấp lời can ngăn của chủ quán, Võ Tòng uống rất nhiều rượu rồi cầm gậy đi lên núi để tìm con hổ "tác oai tác quái" khiến người dân sợ hãi.Sau một thời gian đi tìm, Võ Tòng cũng đụng độ con hổ hung dữ mà người dân sợ hãi. Với sức mạnh hơn người, Võ Tòng dùng gậy quật hổ nhưng con vật đó không hề bị thương. Thay vào đó, gậy của ông bị gãy.Do vậy, Võ Tòng dùng hai tay vật con hổ xuống đất. Tiếp đến, một tay ông giữ đầu con hổ, tay còn lạo vung tay đấm những cú trời giáng liên tiếp cho đến khi con vật chết. Với việc tay không đánh chết hổ trên đồi Cảnh Dương, tên tuổi của Võ Tòng được nhiều người biết đến. Ông được ca ngợi là anh hùng có sức mạnh phi thường, anh dũng, quả cảm khó ai bì kịp.Sau khi đánh chết hổ, Võ Tòng được quan huyện Dương Cốc thưởng 1.000 quan tiền. Là người thích hành hiệp trượng nghĩa nên Võ Tòng từ chối nhận số tiền thưởng trên.Dù vậy quan huyện vẫn cố thuyết phục Võ Tòng nhận tiền thưởng vì đã giết hổ trừ hại cho nhân dân. Rơi vào tình huống khó có thể từ chối này, Võ Tòng nhận tiền thưởng rồi đem chia cho các thợ săn trong vùng. Quan huyện nhận thấy Võ Tòng là người có võ nghệ cao cường và có tấm lòng trung hậu hào hiệp nên tiến cử ông làm Đô đầu của huyện.Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, trong đoạn miêu tả Võ Tòng giết hổ của tác giả Thi Nại Am, Võ Tòng hạ gục con hổ cực nhanh gọn: "Võ Tòng liền tay trái giữ chặt lấy bờm ấn xuống đất, rồi rút tay phải ra mà giơ những nắm đấm tay như sắt, hết sức bình sinh, đánh luôn cho năm bảy mươi quả đấm nữa. Hổ ta bị đấm một lúc, vọt máu tươi ra khắp cả mồm mũi và hai mắt, rồi chỉ thở lên hồng hộc, mà lử đi không cựa được". Chi tiết này khiến chúng ta cảm thấy sức mạnh của con hổ chỉ mang với một chú chó nhỏ. Liệu Võ Tòng có thể tay không giết chết con vật được mệnh danh là chúa tể muôn loài?Vì vậy, nhiều người cho rằng, Thi Nại Am xây dựng hình tượng Võ Tòng giết hổ trong "Thủy Hử" thực chất dựa trên nguyên mẫu Võ Tòng ngoài đời thật giết chết tên tham quan Thái Hổ tại Hàng Châu. Thậm chí, một số quan điểm cho rằng, Võ Tòng chỉ là nhân vật hư cấu trong tuyệt tác "Thủy Hử", vì vậy, tích tay không giết hổ dẫu phi lý cũng không hề hấn gì.Mời độc giả xem video: Phát hiện con hổ nặng 250 kg nằm bất động tại nhà dân ở Hà Tĩnh. Nguồn: THDT.
Nhà văn Thi Nại Am (1296 - 1370) nổi tiếng thế giới với tác phẩm "Thủy Hử". Đây là tác phẩm được mệnh danh là "Tứ đại danh tác" của văn học cổ điển Trung Quốc. Trong tác phẩm này, Thi Nại Am giới thiệu đến bạn đọc nhiều vị hảo hán, anh hùng. Trong số này, Võ Tòng được nhiều người chú ý và yêu thích.
Thi Nại Am mô tả Võ Tòng xuất thân từ huyện Thanh Hà, phủ Đông Bình, tỉnh Sơn Đông. Ông mồ côi cha mẹ từ khi còn nhỏ nên được anh ruột là Võ Đại Lang nuôi nấng.
Ngay từ khi còn trẻ, Võ Tòng nổi tiếng với sức mạnh hơn người, oai hùng, mắt sáng như sao, mày ngài, ngực rộng, cơ thể cường tráng và dáng người cao 8 trượng. Ông rất thích uống rượu.
Võ Tòng bái Châu Đồng - đại sư Thiếu Lâm tự làm sư phụ. Sau nhiều năm khổ luyện, ông có võ nghệ cao cường, thích hành hiệp trượng nghĩa và là người nghĩa khí.
Vào một lần, Võ Tòng tạm biệt Tống Giang và Sài Tiến trở về quê thăm anh trai - người đã nuôi nâng ông từ thuở nhỏ. Khi đi ngang địa hạt Dương Cốc, ông ghé vào một tửu quán dưới chân đồi Cảnh Dương. Trong lúc uống rượu, Võ Tòng được chủ quán kể chuyện trên núi có con hổ ăn thịt người. Người nào uống quá say thì không nên đi qua đó.
Bất chấp lời can ngăn của chủ quán, Võ Tòng uống rất nhiều rượu rồi cầm gậy đi lên núi để tìm con hổ "tác oai tác quái" khiến người dân sợ hãi.
Sau một thời gian đi tìm, Võ Tòng cũng đụng độ con hổ hung dữ mà người dân sợ hãi. Với sức mạnh hơn người, Võ Tòng dùng gậy quật hổ nhưng con vật đó không hề bị thương. Thay vào đó, gậy của ông bị gãy.
Do vậy, Võ Tòng dùng hai tay vật con hổ xuống đất. Tiếp đến, một tay ông giữ đầu con hổ, tay còn lạo vung tay đấm những cú trời giáng liên tiếp cho đến khi con vật chết. Với việc tay không đánh chết hổ trên đồi Cảnh Dương, tên tuổi của Võ Tòng được nhiều người biết đến. Ông được ca ngợi là anh hùng có sức mạnh phi thường, anh dũng, quả cảm khó ai bì kịp.
Sau khi đánh chết hổ, Võ Tòng được quan huyện Dương Cốc thưởng 1.000 quan tiền. Là người thích hành hiệp trượng nghĩa nên Võ Tòng từ chối nhận số tiền thưởng trên.
Dù vậy quan huyện vẫn cố thuyết phục Võ Tòng nhận tiền thưởng vì đã giết hổ trừ hại cho nhân dân. Rơi vào tình huống khó có thể từ chối này, Võ Tòng nhận tiền thưởng rồi đem chia cho các thợ săn trong vùng. Quan huyện nhận thấy Võ Tòng là người có võ nghệ cao cường và có tấm lòng trung hậu hào hiệp nên tiến cử ông làm Đô đầu của huyện.
Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, trong đoạn miêu tả Võ Tòng giết hổ của tác giả Thi Nại Am, Võ Tòng hạ gục con hổ cực nhanh gọn: "Võ Tòng liền tay trái giữ chặt lấy bờm ấn xuống đất, rồi rút tay phải ra mà giơ những nắm đấm tay như sắt, hết sức bình sinh, đánh luôn cho năm bảy mươi quả đấm nữa. Hổ ta bị đấm một lúc, vọt máu tươi ra khắp cả mồm mũi và hai mắt, rồi chỉ thở lên hồng hộc, mà lử đi không cựa được". Chi tiết này khiến chúng ta cảm thấy sức mạnh của con hổ chỉ mang với một chú chó nhỏ. Liệu Võ Tòng có thể tay không giết chết con vật được mệnh danh là chúa tể muôn loài?
Vì vậy, nhiều người cho rằng, Thi Nại Am xây dựng hình tượng Võ Tòng giết hổ trong "Thủy Hử" thực chất dựa trên nguyên mẫu Võ Tòng ngoài đời thật giết chết tên tham quan Thái Hổ tại Hàng Châu. Thậm chí, một số quan điểm cho rằng, Võ Tòng chỉ là nhân vật hư cấu trong tuyệt tác "Thủy Hử", vì vậy, tích tay không giết hổ dẫu phi lý cũng không hề hấn gì.
Mời độc giả xem video: Phát hiện con hổ nặng 250 kg nằm bất động tại nhà dân ở Hà Tĩnh. Nguồn: THDT.