Sáng sớm ngày 2/12/1943, Đức quốc xã triển khai hơn 100 máy bay ném bom Junkers Ju 88 ném bom xuống một cảng ở Bari, Italy. Địa điểm mà Đức rải bom là căn cứ hải quân quan trọng của quân Đồng minh.Do bị phát xít Đức tấn công bất ngờ nêm quân Đồng minh tổn thất lớn. Hơn 20 tàu của lực lượng Đồng minh bị đánh chìm và hơn 1.000 lính Mỹ, Anh thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.Trong số những tàu của quân Đồng minh bị đánh chìm có chiến hạm John Harvey. Chiến hạm của Mỹ này chở theo 2.000 đầu đạn đại bác chứa khí mù tạt. Sau khi trúng bom của phát xít Đức, 2.000 đầu đạn trên chiến hạm John Harvey phát nổ và giải phóng một đám mây khí mù tạt, hòa lẫn vào nước biển.Khi nhận được tin báo, giới chức Mỹ và Anh nhanh chóng chỉ đạo hệ thống quân y của 2 nước khẩn trương tới hiện trường điều trị cho những nạn nhân bị ảnh hưởng bởi khí mù tạt.Do không biết nước biển hòa lẫn với khí mù tạt nên khi nhiều tàu chiến trúng bom của Đức và chìm, hàng trăm lính Đồng minh nhảy xuống nước và bị bỏng mắt, tổn thương phổi, khó thở..., thậm chí là tử vong.Khi được giải cứu, những binh sĩ này được các bác sĩ tiêm morphin nhằm giữ ổn định tinh thần và chữa trị các chứng bệnh bí ẩn mới. Tuy nhiên, hơn 80 chục binh sĩ lần lượt qua đời vì căn bệnh bí ẩn sau vụ không kích của phát xít Đức.Nhằm tìm ra nguyên nhân, tướng lĩnh Anh ở cảng Bari gửi điện hỏa tốc cho Bộ chỉ huy Lực lượng Đồng minh (AFHQ) ở Algiers đề nghị cử chuyên gia tới điều tra, làm rõ căn bệnh khiến nhiều binh lính tử vong.Trung tá Mỹ Stewart Francis Alexander - chuyên gia chiến tranh hóa học là một trong số những người được cử đến Bari. Sau một ngày điều tra, ông phát hiện các nạn nhân bị phơi nhiễm khí mù tạt do chiến hạm John Harvey gặp nạn.Khi khám nghiệm tử thi những binh sĩ tử vong trong thảm kịch này, Trung tá Stewart phát hiện khí mù tạt đã ức chế sự phân chia của tế bào bạch cầu. Từ đây, ông nảy ra ý tưởng sử dụng khí mù tạt làm "vũ khí" chống lại một số bệnh ung thư.Sau đó, báo cáo của Trung tá Stewart được cấp trên chuyển đến Đại học Yale, Anh. Tại đây, các chuyên gia bí mật nghiên cứu tác dụng của mù tạt và bệnh ung thư máu. Với kết quả nghiên cứu thành công ngoài mong đợi, các chuyên gia tại Đại học Yale đã tìm ra liệu pháp hóa trị dùng trong điều trị cho các bệnh nhân mắc ung thư.Mời độc giả xem video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn. Nguồn: THDT.
Sáng sớm ngày 2/12/1943, Đức quốc xã triển khai hơn 100 máy bay ném bom Junkers Ju 88 ném bom xuống một cảng ở Bari, Italy. Địa điểm mà Đức rải bom là căn cứ hải quân quan trọng của quân Đồng minh.
Do bị phát xít Đức tấn công bất ngờ nêm quân Đồng minh tổn thất lớn. Hơn 20 tàu của lực lượng Đồng minh bị đánh chìm và hơn 1.000 lính Mỹ, Anh thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.
Trong số những tàu của quân Đồng minh bị đánh chìm có chiến hạm John Harvey. Chiến hạm của Mỹ này chở theo 2.000 đầu đạn đại bác chứa khí mù tạt. Sau khi trúng bom của phát xít Đức, 2.000 đầu đạn trên chiến hạm John Harvey phát nổ và giải phóng một đám mây khí mù tạt, hòa lẫn vào nước biển.
Khi nhận được tin báo, giới chức Mỹ và Anh nhanh chóng chỉ đạo hệ thống quân y của 2 nước khẩn trương tới hiện trường điều trị cho những nạn nhân bị ảnh hưởng bởi khí mù tạt.
Do không biết nước biển hòa lẫn với khí mù tạt nên khi nhiều tàu chiến trúng bom của Đức và chìm, hàng trăm lính Đồng minh nhảy xuống nước và bị bỏng mắt, tổn thương phổi, khó thở..., thậm chí là tử vong.
Khi được giải cứu, những binh sĩ này được các bác sĩ tiêm morphin nhằm giữ ổn định tinh thần và chữa trị các chứng bệnh bí ẩn mới. Tuy nhiên, hơn 80 chục binh sĩ lần lượt qua đời vì căn bệnh bí ẩn sau vụ không kích của phát xít Đức.
Nhằm tìm ra nguyên nhân, tướng lĩnh Anh ở cảng Bari gửi điện hỏa tốc cho Bộ chỉ huy Lực lượng Đồng minh (AFHQ) ở Algiers đề nghị cử chuyên gia tới điều tra, làm rõ căn bệnh khiến nhiều binh lính tử vong.
Trung tá Mỹ Stewart Francis Alexander - chuyên gia chiến tranh hóa học là một trong số những người được cử đến Bari. Sau một ngày điều tra, ông phát hiện các nạn nhân bị phơi nhiễm khí mù tạt do chiến hạm John Harvey gặp nạn.
Khi khám nghiệm tử thi những binh sĩ tử vong trong thảm kịch này, Trung tá Stewart phát hiện khí mù tạt đã ức chế sự phân chia của tế bào bạch cầu. Từ đây, ông nảy ra ý tưởng sử dụng khí mù tạt làm "vũ khí" chống lại một số bệnh ung thư.
Sau đó, báo cáo của Trung tá Stewart được cấp trên chuyển đến Đại học Yale, Anh. Tại đây, các chuyên gia bí mật nghiên cứu tác dụng của mù tạt và bệnh ung thư máu. Với kết quả nghiên cứu thành công ngoài mong đợi, các chuyên gia tại Đại học Yale đã tìm ra liệu pháp hóa trị dùng trong điều trị cho các bệnh nhân mắc ung thư.
Mời độc giả xem video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn. Nguồn: THDT.