Một sự trùng hợp đến khó tin trong lịch sử Trung Quốc liên quan đến sự thay đổi triều đại. Cụ thể, sau khi thống nhất thiên hạ, đời vua thứ 2 trị vị đất nước đã khiến triều đại diệt vong. Nhà Tần (221 trước Công nguyên - 206 trước Công nguyên) và nhà Tùy (581- 619) có sự trùng hợp như vậy.Cụ thể, Tần Thủy Hoàng nổi tiếng lịch sử là hoàng đế đầu tiên của đất nước Trung Quốc thống nhất. Ông đã tiêu diệt 6 nước chư hầu, thành lập vương quốc rộng lớn, chấm thời kỳ hỗn loạn.Sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà, con trai thứ là Hồ Hợi lên ngôi và trở thành hoàng đế thứ 2 của đất nước Trung Quốc thống nhất. Thế nhưng, Hồ Hợi đã khiến cơ nghiệp mà Tần Thủy Hoàng dày công gây dựng sụp đổ chỉ trong thời gian ngắn.Điều trùng hợp là nhà Tùy cũng có kết cục giống như nhà Tần. Nhà Tùy được thành lập. Trong khi hoàng đế đầu tiên của nhà Tùy có tài trị nước, giúp vương triều hưng thịnh thì vị vua thứ hai lại khiến triều đại này sụp đổ.Một sự trùng hợp khó tin khác liên quan đến Lưu Bang và Vương Mãng. Theo sử sách, Lưu Bang một tay gây dựng sự nghiệp, từng bước trở thành tân vương, sáng lập nên nhà Hán. Trong hành trình đó, Lưu Bang từng được cho là đã gặp một con bạch xà chắn đường nên chém chết nó.Tương truyền, bà lão khóc khi nhìn thấy con bạch xà chết. Khi được người dân hỏi, bà lão nói rằng bạch xà là con trai của Bạch Đế nhưng đã bị chặt đầu bởi Xích Đế. Điều này khiến nhiều người hiểu Lưu Bang chính là Xích Đế. Sau khi xưng đế, Lưu Bang tin rằng bản thân là truyền nhân của Xích Đế.Vào cuối thời Tây Hán, Vương Mãng từng bước chiếm quyền, buộc hoàng đế cuối cùng của nhà Tây Hán là Nhũ Tử Anh, phải nhường ngôi. Sau đó, Vương Mãng thành lập nên nhà Tân.Từ "Mãng" trong tên của Vương Mãng thường được coi là mãng xà (con trăn). Nếu xem Vương Mãng là bạch xà tái sinh thì hậu nhân của Lưu Bang sau này đã giết chết Vương Mãng để phục hưng nhà Hán (sử gia gọi đó là thời Đông Hán).Sự trùng hợp tiếp theo xảy ra dưới thời nhà Tổng. Triệu Khuông Dận - một vị tướng của triều đại Hậu Chu đã từng bước thâu tóm quyền lực trong bối cảnh hoàng đế khi ấy là Hậu Chu Cung đế Sài Tông Huấn chỉ 7 tuổi, không đủ khả năng xử lý chính sự. Nhờ vậy, Triệu Khuông Dận ngày càng quyền lực trước khi lật đổ nhà Hậu Chu, thành lập nhà Bắc Tống và lên ngôi hoàng đế.Điều trùng hợp khó tin là vị hoàng đế cuối cùng của nhà Bắc Tống là Tống Thiếu đế Triệu Bính cũng 7 tuổi khi vương triều sụp đổ. Nhà Bắc Tống bị Hốt Tất Liệt tiêu diệt. Theo đó, nhà Tống được thành lập và sụp đổ đều liên quan đến con số 7. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Một sự trùng hợp đến khó tin trong lịch sử Trung Quốc liên quan đến sự thay đổi triều đại. Cụ thể, sau khi thống nhất thiên hạ, đời vua thứ 2 trị vị đất nước đã khiến triều đại diệt vong. Nhà Tần (221 trước Công nguyên - 206 trước Công nguyên) và nhà Tùy (581- 619) có sự trùng hợp như vậy.
Cụ thể, Tần Thủy Hoàng nổi tiếng lịch sử là hoàng đế đầu tiên của đất nước Trung Quốc thống nhất. Ông đã tiêu diệt 6 nước chư hầu, thành lập vương quốc rộng lớn, chấm thời kỳ hỗn loạn.
Sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà, con trai thứ là Hồ Hợi lên ngôi và trở thành hoàng đế thứ 2 của đất nước Trung Quốc thống nhất. Thế nhưng, Hồ Hợi đã khiến cơ nghiệp mà Tần Thủy Hoàng dày công gây dựng sụp đổ chỉ trong thời gian ngắn.
Điều trùng hợp là nhà Tùy cũng có kết cục giống như nhà Tần. Nhà Tùy được thành lập. Trong khi hoàng đế đầu tiên của nhà Tùy có tài trị nước, giúp vương triều hưng thịnh thì vị vua thứ hai lại khiến triều đại này sụp đổ.
Một sự trùng hợp khó tin khác liên quan đến Lưu Bang và Vương Mãng. Theo sử sách, Lưu Bang một tay gây dựng sự nghiệp, từng bước trở thành tân vương, sáng lập nên nhà Hán. Trong hành trình đó, Lưu Bang từng được cho là đã gặp một con bạch xà chắn đường nên chém chết nó.
Tương truyền, bà lão khóc khi nhìn thấy con bạch xà chết. Khi được người dân hỏi, bà lão nói rằng bạch xà là con trai của Bạch Đế nhưng đã bị chặt đầu bởi Xích Đế. Điều này khiến nhiều người hiểu Lưu Bang chính là Xích Đế. Sau khi xưng đế, Lưu Bang tin rằng bản thân là truyền nhân của Xích Đế.
Vào cuối thời Tây Hán, Vương Mãng từng bước chiếm quyền, buộc hoàng đế cuối cùng của nhà Tây Hán là Nhũ Tử Anh, phải nhường ngôi. Sau đó, Vương Mãng thành lập nên nhà Tân.
Từ "Mãng" trong tên của Vương Mãng thường được coi là mãng xà (con trăn). Nếu xem Vương Mãng là bạch xà tái sinh thì hậu nhân của Lưu Bang sau này đã giết chết Vương Mãng để phục hưng nhà Hán (sử gia gọi đó là thời Đông Hán).
Sự trùng hợp tiếp theo xảy ra dưới thời nhà Tổng. Triệu Khuông Dận - một vị tướng của triều đại Hậu Chu đã từng bước thâu tóm quyền lực trong bối cảnh hoàng đế khi ấy là Hậu Chu Cung đế Sài Tông Huấn chỉ 7 tuổi, không đủ khả năng xử lý chính sự. Nhờ vậy, Triệu Khuông Dận ngày càng quyền lực trước khi lật đổ nhà Hậu Chu, thành lập nhà Bắc Tống và lên ngôi hoàng đế.
Điều trùng hợp khó tin là vị hoàng đế cuối cùng của nhà Bắc Tống là Tống Thiếu đế Triệu Bính cũng 7 tuổi khi vương triều sụp đổ. Nhà Bắc Tống bị Hốt Tất Liệt tiêu diệt. Theo đó, nhà Tống được thành lập và sụp đổ đều liên quan đến con số 7. Ảnh trong bài mang tính minh họa.