1. Đường Tăng không mồ côi cha: Trong tác phẩm "Tây du ký", Đường Tăng mồ côi cha ngay từ trong bụng mẹ, do cha ông bị ám sát, còn mẹ bị ép làm vợ kẻ sát nhân.Tuy nhiên, sử sách ghi lại vị pháp sư này từ nhỏ đã được thân phụ dạy dỗ cẩn thận và sớm bộc lộ tư chất thông minh vượt trội.Trần Huyền Trang tên thật là Trần Huy (Có nơi ghi là Trần Vỹ) xuất thân khốn khó nhưng lại đam mê đạo Phật. Năm 10 tuổi đã theo anh trai tham gia kỳ thi độ tăng và là 1 trong 27 người có kết quả cao nhất. 2. Không xuất gia từ hồi sơ sinh: Trong Tây du ký, vì hoàn cảnh chồng bị sát hại, bản thân phải nhẫn nhịn làm vợ kẻ thủ ác chờ ngày mối oan của gia đình được giải, mẹ Đường Tăng phải bảo vệ con bằng cách đặt đứa bé mới sinh lên cái giỏ thả trôi sông, hy vọng con mình được người tốt nuôiCơ duyên đưa chiếc giỏ dạt vào một ngôi chùa, và đứa bé sống đời tu hành ngay từ tuổi ấu thơ.Sự thật, pháp sư Đường Huyền Trang sống cùng gia đình, đến năm 15 tuổi mới xuất gia làm chú tiểu. Ông nhanh chóng nổi tiếng là nhân tài trẻ tuổi trong giới Phật học. 3. Đi thỉnh kinh trái lệnh vua: "Tây du ký" kể rằng, Phật tổ Như Lai muốn truyền chân kinh sang phương Đông để độ cho chúng sinh nơi đó, nên lệnh cho Quan Âm Bồ tát tìm người đi lấy kinh. Người được chọn là pháp sư Huyền Trang ở Đại Đường. Vua Đường nhận người đi lấy kinh là em kết nghĩa, coi ông như một ân nhân của đất nước, màn tiễn đưa cực kỳ long trọng và xúc động.Nhưng trên thực tế, sang đất Phật thỉnh kinh là nguyện vọng tha thiết của cá nhân Đường Tăng. Hồi đó ở Trung Quốc, kinh điển còn thiếu, các vị trưởng lão giảng giải khác nhau, mâu thuẫn và tranh cãi rất nhiều. Vì thế nhà sư trẻ pháp danh Huyền Trang muốn đi Thiên Trúc để tự mình tìm hiểu, tiếp cận với những kinh sách gần với nguyên bản nhất.Triều đình không phê chuẩn thỉnh nguyện của Huyền Trang. Thế là vào năm 627, ông một mình lẳng lặng lên đường. Khi thành công trở về, pháp sư Huyền Trang mới được vua Đường ủng hộ trong việc tổ chức dịch thuật kinh sách. 4. Chỉ mất 1 năm để đến Thiên Trúc: "Tây du ký" kể rằng Đường Tăng và các đồ đệ Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng phải mất 14 năm cho hành trình từ Đại Đường đến Thiên Trúc, trải qua 81 kiếp nạn.Sự thật, pháp sư Huyền Trang chỉ mất hơn một năm để đến đất Phật. Tuy nhiên, phải đến năm 645, tức 16 năm sau khi rời Đại Đường, ông mới về đến cố hương.Nguyên nhân là khi tới Thiên Trúc, nhà sư trẻ nhận thấy sự khác biệt giữa Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc, nhiều nội dung, tư tưởng lớn của Phật giáo chưa từng được biết đến ở quê hương ông. Do đó, ông quyết định ở lại học tập, nghiên cứu.>>>Xem thêm video: Kiến trúc sư bí ẩn người Việt phía sau Tử Cấm Thành (Nguồn: VTV4).
1. Đường Tăng không mồ côi cha: Trong tác phẩm "Tây du ký", Đường Tăng mồ côi cha ngay từ trong bụng mẹ, do cha ông bị ám sát, còn mẹ bị ép làm vợ kẻ sát nhân.
Tuy nhiên, sử sách ghi lại vị pháp sư này từ nhỏ đã được thân phụ dạy dỗ cẩn thận và sớm bộc lộ tư chất thông minh vượt trội.
Trần Huyền Trang tên thật là Trần Huy (Có nơi ghi là Trần Vỹ) xuất thân khốn khó nhưng lại đam mê đạo Phật. Năm 10 tuổi đã theo anh trai tham gia kỳ thi độ tăng và là 1 trong 27 người có kết quả cao nhất.
2. Không xuất gia từ hồi sơ sinh: Trong Tây du ký, vì hoàn cảnh chồng bị sát hại, bản thân phải nhẫn nhịn làm vợ kẻ thủ ác chờ ngày mối oan của gia đình được giải, mẹ Đường Tăng phải bảo vệ con bằng cách đặt đứa bé mới sinh lên cái giỏ thả trôi sông, hy vọng con mình được người tốt nuôi
Cơ duyên đưa chiếc giỏ dạt vào một ngôi chùa, và đứa bé sống đời tu hành ngay từ tuổi ấu thơ.
Sự thật, pháp sư Đường Huyền Trang sống cùng gia đình, đến năm 15 tuổi mới xuất gia làm chú tiểu. Ông nhanh chóng nổi tiếng là nhân tài trẻ tuổi trong giới Phật học.
3. Đi thỉnh kinh trái lệnh vua: "Tây du ký" kể rằng, Phật tổ Như Lai muốn truyền chân kinh sang phương Đông để độ cho chúng sinh nơi đó, nên lệnh cho Quan Âm Bồ tát tìm người đi lấy kinh. Người được chọn là pháp sư Huyền Trang ở Đại Đường. Vua Đường nhận người đi lấy kinh là em kết nghĩa, coi ông như một ân nhân của đất nước, màn tiễn đưa cực kỳ long trọng và xúc động.
Nhưng trên thực tế, sang đất Phật thỉnh kinh là nguyện vọng tha thiết của cá nhân Đường Tăng. Hồi đó ở Trung Quốc, kinh điển còn thiếu, các vị trưởng lão giảng giải khác nhau, mâu thuẫn và tranh cãi rất nhiều. Vì thế nhà sư trẻ pháp danh Huyền Trang muốn đi Thiên Trúc để tự mình tìm hiểu, tiếp cận với những kinh sách gần với nguyên bản nhất.
Triều đình không phê chuẩn thỉnh nguyện của Huyền Trang. Thế là vào năm 627, ông một mình lẳng lặng lên đường. Khi thành công trở về, pháp sư Huyền Trang mới được vua Đường ủng hộ trong việc tổ chức dịch thuật kinh sách.
4. Chỉ mất 1 năm để đến Thiên Trúc: "Tây du ký" kể rằng Đường Tăng và các đồ đệ Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng phải mất 14 năm cho hành trình từ Đại Đường đến Thiên Trúc, trải qua 81 kiếp nạn.
Sự thật, pháp sư Huyền Trang chỉ mất hơn một năm để đến đất Phật. Tuy nhiên, phải đến năm 645, tức 16 năm sau khi rời Đại Đường, ông mới về đến cố hương.
Nguyên nhân là khi tới Thiên Trúc, nhà sư trẻ nhận thấy sự khác biệt giữa Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc, nhiều nội dung, tư tưởng lớn của Phật giáo chưa từng được biết đến ở quê hương ông. Do đó, ông quyết định ở lại học tập, nghiên cứu.
>>>Xem thêm video: Kiến trúc sư bí ẩn người Việt phía sau Tử Cấm Thành (Nguồn: VTV4).