1. Có niên đại cách ngày nay 2.500 năm, mộ thuyền Việt Khê đại diện cho một loại quan tài độc đáo của các cư dân văn hóa Đông Sơn. Hiện vật được tìm thấy năm 1961 trong một nhóm mộ táng ở thôn Việt Khê, xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.Mộ làm bằng thân cây khoét rỗng, có chiều dài 476 cm, rộng 77 cm, dày 6 cm, sâu 39 cm, là ngôi mộ lớn và nguyên vẹn nhất trong số những mộ thuyền Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam.Đặc biệt, trong mộ chứa 107 đồ tùy táng, kỷ lục về số lượng đồ tùy táng trong một ngôi mộ Đông Sơn. Các loại hình đồ tùy táng trong mộ rất phong phú, gầm vũ khí, công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt, nhạc cụ...Các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá, mộ thuyền Việt Khê là một phát hiện khảo cổ học đặc biệt. Ngôi mộ là minh chứng điển hình cho táng thức và táng tục của cư dân Đông Sơn giai đoạn sớm, đồng thời đưa đến hình dung trực quan, sinh động về đời sống văn hóa của người Việt cổ.2. Văn hóa Sa Huỳnh là nền văn hóa thuộc giai đoạn sơ kỳ đồ sắt của cư dân nông nghiệp ven biển ven Nam Trung Bộ, cách đây 3.000 - 2.500 năm. Hiện vật đặc trưng của nền văn hóa này này những chiếc chum lớn dùng trong táng thức, gọi là mộ chum.Mộ chum Sa Huỳnh đa dạng về kích thước và kiểu dáng như: chum hình trụ, chum hình trứng, chum trung gian giữa hình trụ và hình trứng, chum hình cầu, chum lồng nhau... Kích thước chum cũng khá đa dạng, chum lớn nhất có chiều cao tới 1,8m, đường kính một mét.Các hình thức mai táng gắn với mộ chum rất đa dạng, gồm cải táng, hoả táng, hung táng trẻ em và mộ tượng trưng. Trong mộ chum bao giờ cũng có đồ tuỳ táng gồm đồ gốm, công cụ đá, công cụ sắt, đồng và đồ trang sức...Những đồ tuỳ táng được tìm thấy trong mộ chum thể hiện một tín ngưỡng độc đáo của cư dân Sa Huỳnh, mang những nét tương đồng với cư dân vùng biển ở nhiều khu vực trên thế giới. Cuộc sống của họ gắn liền với biển và đến khi chết người thân đã đưa họ về với biển...3. Văn hóa Đồng Nai là tên gọi của một nền văn hóa thời tiền sử, cách ngày nay 2.000 đến 2.500 năm, phân bố trên địa bản các tỉnh miền Đông Nam Bộ hiện tại. Một nét đặc trưng của nền văn hóa này là hình thức mai táng bằng mộ vò.Vò mai táng của cư dân văn hóa Đồng Nai được làm bằng đất sét khai thác tại địa phương, có kích thước lớn, đủ để chứa thi hài một người chết. Kiểu dáng của các mộ vò không đồng nhất, như hình cầu, thân hình trụ tròn đáy hình cầu...Cụm di tích mộ vò có quy mô lớn nhất được phát hiện ở Đồng Nai gồm 108 mộ, đều được chôn ở tư thế thẳng đứng. Các vò được bố trí thành nhóm hay dãy dài, phần đầu nổi lên nằm cách mặt đất khoảng 20-30 cm. Một số vò lớn kê những tảng đá lớn xung quanh đáy.Trong mộ vò, di cốt người được phát hiện khá đầy đủ. Người chết được chôn theo tư thế ngồi bó gối hoặc hỏa táng rồi đưa di cốt vào vò. Nhiều đồ tùy táng được chôn bên trong hoặc ngoài mộ gồm đồ dùng sinh hoạt, công cụ sản xuất, vũ khí và đồ trang sức… trong đó phổ biến là đồ gốm.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
1. Có niên đại cách ngày nay 2.500 năm, mộ thuyền Việt Khê đại diện cho một loại quan tài độc đáo của các cư dân văn hóa Đông Sơn. Hiện vật được tìm thấy năm 1961 trong một nhóm mộ táng ở thôn Việt Khê, xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Mộ làm bằng thân cây khoét rỗng, có chiều dài 476 cm, rộng 77 cm, dày 6 cm, sâu 39 cm, là ngôi mộ lớn và nguyên vẹn nhất trong số những mộ thuyền Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam.
Đặc biệt, trong mộ chứa 107 đồ tùy táng, kỷ lục về số lượng đồ tùy táng trong một ngôi mộ Đông Sơn. Các loại hình đồ tùy táng trong mộ rất phong phú, gầm vũ khí, công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt, nhạc cụ...
Các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá, mộ thuyền Việt Khê là một phát hiện khảo cổ học đặc biệt. Ngôi mộ là minh chứng điển hình cho táng thức và táng tục của cư dân Đông Sơn giai đoạn sớm, đồng thời đưa đến hình dung trực quan, sinh động về đời sống văn hóa của người Việt cổ.
2. Văn hóa Sa Huỳnh là nền văn hóa thuộc giai đoạn sơ kỳ đồ sắt của cư dân nông nghiệp ven biển ven Nam Trung Bộ, cách đây 3.000 - 2.500 năm. Hiện vật đặc trưng của nền văn hóa này này những chiếc chum lớn dùng trong táng thức, gọi là mộ chum.
Mộ chum Sa Huỳnh đa dạng về kích thước và kiểu dáng như: chum hình trụ, chum hình trứng, chum trung gian giữa hình trụ và hình trứng, chum hình cầu, chum lồng nhau... Kích thước chum cũng khá đa dạng, chum lớn nhất có chiều cao tới 1,8m, đường kính một mét.
Các hình thức mai táng gắn với mộ chum rất đa dạng, gồm cải táng, hoả táng, hung táng trẻ em và mộ tượng trưng. Trong mộ chum bao giờ cũng có đồ tuỳ táng gồm đồ gốm, công cụ đá, công cụ sắt, đồng và đồ trang sức...
Những đồ tuỳ táng được tìm thấy trong mộ chum thể hiện một tín ngưỡng độc đáo của cư dân Sa Huỳnh, mang những nét tương đồng với cư dân vùng biển ở nhiều khu vực trên thế giới. Cuộc sống của họ gắn liền với biển và đến khi chết người thân đã đưa họ về với biển...
3. Văn hóa Đồng Nai là tên gọi của một nền văn hóa thời tiền sử, cách ngày nay 2.000 đến 2.500 năm, phân bố trên địa bản các tỉnh miền Đông Nam Bộ hiện tại. Một nét đặc trưng của nền văn hóa này là hình thức mai táng bằng mộ vò.
Vò mai táng của cư dân văn hóa Đồng Nai được làm bằng đất sét khai thác tại địa phương, có kích thước lớn, đủ để chứa thi hài một người chết. Kiểu dáng của các mộ vò không đồng nhất, như hình cầu, thân hình trụ tròn đáy hình cầu...
Cụm di tích mộ vò có quy mô lớn nhất được phát hiện ở Đồng Nai gồm 108 mộ, đều được chôn ở tư thế thẳng đứng. Các vò được bố trí thành nhóm hay dãy dài, phần đầu nổi lên nằm cách mặt đất khoảng 20-30 cm. Một số vò lớn kê những tảng đá lớn xung quanh đáy.
Trong mộ vò, di cốt người được phát hiện khá đầy đủ. Người chết được chôn theo tư thế ngồi bó gối hoặc hỏa táng rồi đưa di cốt vào vò. Nhiều đồ tùy táng được chôn bên trong hoặc ngoài mộ gồm đồ dùng sinh hoạt, công cụ sản xuất, vũ khí và đồ trang sức… trong đó phổ biến là đồ gốm.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.