Một đoạn đường mới hoàn thành trên tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt, trước năm 1928. Bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1898, tuyến đường sắt được khởi công năm 1908 theo lệnh của toàn quyền Paul Doumer.Công nhân người Việt làm việc trên công trường xây dựng tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt. Đoạn 38 km giữa Tháp Chàm và Xóm Gòn được thi công đầu tiên, năm 1917 nối dài đến ga Sông Pha dưới chân đèo Ngoạn Mục.Đoàn tàu leo dốc và tiến vào một cửa hầm trên tuyến đường sắt răng cưa nổi tiếng thời thuộc địa. Năm 1922, công ty thầu khoán châu Á tiến hành xây dựng đường sắt nối Sông Pha tới Trạm Hành, gần Đà Lạt.Đoạn đường sắt vượt đèo giữa hai ga Sông Pha - Eo Gió (Kronphra - Bellevue) - tuyến đường hiểm trở nhất, nơi có các đoạn đường sắt răng cưa - thập niên 1930. Đoạn đường này được thi công năm 1928.Đoàn tàu chuẩn bị di chuyển qua một đường hầm xuyên núi, tuyến đường sắt Sông Pha - Eo Gió. Năm 1932, đoạn Đran được hoàn thành, tuyến đường chính thức đi vào hoạt động.Cửa hầm tuyến tuyến Sông Pha - Eo Gió thời điểm đang thi công. Tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt đã bị ngưng từ năm 1972 do chiến sự ác liệt ở miền Nam khiến cho nhu cầu vận chuyển đường sắt gặp khó khăn.Tuyến Sông Pha - Eo Gió khi bắt đầu được bạt núi mở đường, thập niên 1920. Giữa năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, tuyến đường được vận hành trở lại nhưng chỉ chạy được 7 chuyến từ Đà Lạt đến cầu Tân Mỹ thì bị ngưng lại vì không hiệu quả kinh tế.Các công nhân làm đường ray ở tuyến Sông Pha - Eo Gió của đường sắt Phan Rang - Đà Lạt, thập niên 1920. Năm 1986, Liên hiệp Đường sắt Việt Nam đã cho công nhân tháo ray và tà vẹt để phục vụ sửa chữa Đường sắt Thống Nhất.Góc nhìn trên cao về một đoàn tàu trên tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt thập niên 1940. Từ những năm 1980 - 2004, phần còn lại của tuyến đường sắt huyền thoại bị bán làm sắt vụn dần dần và chỉ còn tồn tại trong ký ức của người dân địa phương.
Mời quý độc giả xem video: Áo dài nét đẹp truyền thống người Việt. Nguồn: VTC.
Một đoạn đường mới hoàn thành trên tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt, trước năm 1928. Bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1898, tuyến đường sắt được khởi công năm 1908 theo lệnh của toàn quyền Paul Doumer.
Công nhân người Việt làm việc trên công trường xây dựng tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt. Đoạn 38 km giữa Tháp Chàm và Xóm Gòn được thi công đầu tiên, năm 1917 nối dài đến ga Sông Pha dưới chân đèo Ngoạn Mục.
Đoàn tàu leo dốc và tiến vào một cửa hầm trên tuyến đường sắt răng cưa nổi tiếng thời thuộc địa. Năm 1922, công ty thầu khoán châu Á tiến hành xây dựng đường sắt nối Sông Pha tới Trạm Hành, gần Đà Lạt.
Đoạn đường sắt vượt đèo giữa hai ga Sông Pha - Eo Gió (Kronphra - Bellevue) - tuyến đường hiểm trở nhất, nơi có các đoạn đường sắt răng cưa - thập niên 1930. Đoạn đường này được thi công năm 1928.
Đoàn tàu chuẩn bị di chuyển qua một đường hầm xuyên núi, tuyến đường sắt Sông Pha - Eo Gió. Năm 1932, đoạn Đran được hoàn thành, tuyến đường chính thức đi vào hoạt động.
Cửa hầm tuyến tuyến Sông Pha - Eo Gió thời điểm đang thi công. Tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt đã bị ngưng từ năm 1972 do chiến sự ác liệt ở miền Nam khiến cho nhu cầu vận chuyển đường sắt gặp khó khăn.
Tuyến Sông Pha - Eo Gió khi bắt đầu được bạt núi mở đường, thập niên 1920. Giữa năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, tuyến đường được vận hành trở lại nhưng chỉ chạy được 7 chuyến từ Đà Lạt đến cầu Tân Mỹ thì bị ngưng lại vì không hiệu quả kinh tế.
Các công nhân làm đường ray ở tuyến Sông Pha - Eo Gió của đường sắt Phan Rang - Đà Lạt, thập niên 1920. Năm 1986, Liên hiệp Đường sắt Việt Nam đã cho công nhân tháo ray và tà vẹt để phục vụ sửa chữa Đường sắt Thống Nhất.
Góc nhìn trên cao về một đoàn tàu trên tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt thập niên 1940. Từ những năm 1980 - 2004, phần còn lại của tuyến đường sắt huyền thoại bị bán làm sắt vụn dần dần và chỉ còn tồn tại trong ký ức của người dân địa phương.
Mời quý độc giả xem video: Áo dài nét đẹp truyền thống người Việt. Nguồn: VTC.