Câu chuyện về Ấn Độ thế kỷ 19 trong cuốn sách Photography in India (tạm dịch: Nhiếp ảnh ở Ấn Độ) là câu chuyện về đất nước thuộc địa trước kỷ nguyên công nghệ khi đó. Vào cuối những năm 1840, khi máy ảnh từ châu Âu tràn vào các thành phố cảng ở Ấn Độ, các hiệu ảnh bắt đầu được mở ra trên khắp đất nước. Những nhà cai trị người Anh ở Ấn Độ (giai đoạn cai trị của Anh ở Nam Á từ năm 1858-1947) lập ra các danh mục về con người, văn hóa, địa danh, các công trình kiến trúc và động vật hoang dã mà họ gặp phải trên vùng đất này. Ảnh: CNN.CNN dẫn lời Nathaniel Gaskell, người đồng sáng lập kiêm Phó giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật và Nhiếp ảnh ở Bangalore, Ấn Độ, nói rằng nhiếp ảnh là một phát minh vĩ đại, nhưng nó cũng được sử dụng rộng rãi như một công cụ tuyên truyền của thực dân khi đó. Ảnh: CNN. Giai đoạn lịch sử đau đớn của Ấn Độ đã trở thành một phần của cuốn sách Photography in India của hai tác giả Gaskell và Diva Gujral. Từ những bức ảnh củng cố định kiến phân biệt chủng tộc đến những bức chân dung mô tả các sĩ quan thực dân như những "vị cứu tinh phương Tây", cuốn sách đã phản ánh nhiều tư tưởng làm nền tảng cho sự đô hộ của thực dân Anh. Ảnh: CNN."Bạn nên biết rằng mọi thứ, kể cả những bức ảnh chụp các tòa nhà, đều được chụp có mục đích nhất định", Gaskell nói. "Chúng khiến Ấn Độ trông giống như một nơi cần can thiệp". "Mục đích của điều này không phải để thể hiện một đế chế vĩ đại trong quá khứ, mà là thể hiện những tàn tích đổ nát. Điều này phần nào định hình cách những bức ảnh ra đời, và vì vậy, giá trị của chúng không phải là hoàn toàn khách quan", ông chia sẻ. Ảnh: CNN. Sự can thiệp vào Ấn Độ của thực dân Anh cũng được "biện minh" bằng những hình ảnh mô tả về điều kiện sống ở Ấn Độ, theo Gujral, đồng tác giả của cuốn sách. Ví dụ, những bức ảnh về nạn đói Madras vào những năm 1870 được xuất bản riêng cho các tờ báo ở Anh, bao biện cho sự bành trướng sang Ấn Độ. Ảnh: CNN."Những bức ảnh này thiên về ý tưởng 'Phương Đông hỗn loạn' để cho thấy rằng nơi đó cần những người phương Tây. Nhưng khi chúng được phát hành cho báo chí London, chúng thực sự tạo ra một nhóm công chúng rất quan tâm đến nạn đói đang hoành hành. (Họ sẽ hỏi), 'các ông đến đó để thay đổi (nạn đói) chứ gì? Nhưng sao người ta vẫn đói? Các ông ở đó làm gì?'", bà Gujral giải thích thêm. "Bởi vậy, đôi khi những bức ảnh hoàn toàn phản tác dụng", bà nói. Ảnh: CNN.Tuy nhiên, CNN nhận định tính thẩm mỹ của những bức ảnh vẫn được đảm bảo. Chẳng hạn thay vì mô tả những vùng đất xa xôi trông như chưa được khai phá hoặc chưa được chạm tới, thì những ngọn núi và hệ thực vật nhiệt đới ấn tượng của Ấn Độ sẽ được thể hiện giống với những cảnh tượng ở vùng nông thôn nước Anh. Tất nhiên, điều này cũng phản ánh mục tiêu truyền bá của nước Anh. Gaskell cho đây là "một kiểu thuần hóa cảnh quan". "Tôi thấy đây là một sự bành trướng về quyền sở hữu và hợp pháp hóa (thuộc địa), bởi vì nó cho thấy (Ấn Độ) là khu vườn tuyệt vời của nước Anh", ông nói thêm. "Thật điên rồ khi nghĩ rằng họ đang chụp ảnh dãy Himalaya như thể họ là người đồng bằng". Ảnh: CNN.Trong khi những hình ảnh của cuốn sách phản ánh nỗ lực tuyên truyền lộ liễu thì nhiều tài liệu đơn thuần chỉ ghi lại sắc thái của cuộc sống thường ngày. Ảnh: CNN.Ngoài mục tiêu chính trị, những nhà cai trị cũng sử dụng máy ảnh cho các mục đích các như: nghệ thuật, bưu thiếp hoặc đồ lưu niệm. Một số hình ảnh đầu tiên được chụp tại quốc gia này đã được quân đội Anh và cơ quan dân sự lưu trữ vào hồ sơ. Ảnh: CNN.Sự phổ biến của các hiệu ảnh chân dung trong nửa sau của thế kỷ XIX khiến giới hoàng gia Ấn Độ, tầng lớp thương gia và những cá nhân giàu có khác có thể sở hữu những bức ảnh gia đình, "giống như cách người Anh đã làm", Gaskell nói. Ảnh: CNN.Các nhiếp ảnh gia địa phương đã đón đầu trào lưu này. Họ đã góp phần tạo ra gu thẩm mỹ riêng cho nền nhiếp ảnh Ấn Độ, lấy cảm hứng từ truyền thống nghệ thuật của đất nước. Điều này đặc biệt thể hiện qua cách đánh màu thủ công, đã biến hình ảnh đơn sắc thành tác phẩm nghệ thuật rực rỡ. Ảnh: CNN."Tô màu các bức ảnh bằng tay đã có ở Nhật Bản và Trung Quốc," Gaskell nói. "Nhưng ở Ấn Độ, các nghệ sĩ sơn dày hơn nhiều, gần như che giấu hoàn toàn hình ảnh. Họ tô màu trực tiếp lên trên, vì vậy hầu như không thể nhìn thấy bức ảnh gốc nào". Ảnh: CNN.Đôi khi, mọi người sẽ đến studio chụp ảnh, sau đó khuôn mặt của gia đình sẽ ghép vào một khung cảnh hoàn toàn được phục dựng. Ảnh: CNN.Tuy nhiên, truyền thống địa phương không thể loại bỏ hoàn toàn bối cảnh thuộc địa của nó. Ảnh: CNN.
Câu chuyện về Ấn Độ thế kỷ 19 trong cuốn sách Photography in India (tạm dịch: Nhiếp ảnh ở Ấn Độ) là câu chuyện về đất nước thuộc địa trước kỷ nguyên công nghệ khi đó. Vào cuối những năm 1840, khi máy ảnh từ châu Âu tràn vào các thành phố cảng ở Ấn Độ, các hiệu ảnh bắt đầu được mở ra trên khắp đất nước. Những nhà cai trị người Anh ở Ấn Độ (giai đoạn cai trị của Anh ở Nam Á từ năm 1858-1947) lập ra các danh mục về con người, văn hóa, địa danh, các công trình kiến trúc và động vật hoang dã mà họ gặp phải trên vùng đất này. Ảnh: CNN.
CNN dẫn lời Nathaniel Gaskell, người đồng sáng lập kiêm Phó giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật và Nhiếp ảnh ở Bangalore, Ấn Độ, nói rằng nhiếp ảnh là một phát minh vĩ đại, nhưng nó cũng được sử dụng rộng rãi như một công cụ tuyên truyền của thực dân khi đó. Ảnh: CNN.
Giai đoạn lịch sử đau đớn của Ấn Độ đã trở thành một phần của cuốn sách Photography in India của hai tác giả Gaskell và Diva Gujral. Từ những bức ảnh củng cố định kiến phân biệt chủng tộc đến những bức chân dung mô tả các sĩ quan thực dân như những "vị cứu tinh phương Tây", cuốn sách đã phản ánh nhiều tư tưởng làm nền tảng cho sự đô hộ của thực dân Anh. Ảnh: CNN.
"Bạn nên biết rằng mọi thứ, kể cả những bức ảnh chụp các tòa nhà, đều được chụp có mục đích nhất định", Gaskell nói. "Chúng khiến Ấn Độ trông giống như một nơi cần can thiệp". "Mục đích của điều này không phải để thể hiện một đế chế vĩ đại trong quá khứ, mà là thể hiện những tàn tích đổ nát. Điều này phần nào định hình cách những bức ảnh ra đời, và vì vậy, giá trị của chúng không phải là hoàn toàn khách quan", ông chia sẻ. Ảnh: CNN.
Sự can thiệp vào Ấn Độ của thực dân Anh cũng được "biện minh" bằng những hình ảnh mô tả về điều kiện sống ở Ấn Độ, theo Gujral, đồng tác giả của cuốn sách. Ví dụ, những bức ảnh về nạn đói Madras vào những năm 1870 được xuất bản riêng cho các tờ báo ở Anh, bao biện cho sự bành trướng sang Ấn Độ. Ảnh: CNN.
"Những bức ảnh này thiên về ý tưởng 'Phương Đông hỗn loạn' để cho thấy rằng nơi đó cần những người phương Tây. Nhưng khi chúng được phát hành cho báo chí London, chúng thực sự tạo ra một nhóm công chúng rất quan tâm đến nạn đói đang hoành hành. (Họ sẽ hỏi), 'các ông đến đó để thay đổi (nạn đói) chứ gì? Nhưng sao người ta vẫn đói? Các ông ở đó làm gì?'", bà Gujral giải thích thêm. "Bởi vậy, đôi khi những bức ảnh hoàn toàn phản tác dụng", bà nói. Ảnh: CNN.
Tuy nhiên, CNN nhận định tính thẩm mỹ của những bức ảnh vẫn được đảm bảo. Chẳng hạn thay vì mô tả những vùng đất xa xôi trông như chưa được khai phá hoặc chưa được chạm tới, thì những ngọn núi và hệ thực vật nhiệt đới ấn tượng của Ấn Độ sẽ được thể hiện giống với những cảnh tượng ở vùng nông thôn nước Anh. Tất nhiên, điều này cũng phản ánh mục tiêu truyền bá của nước Anh. Gaskell cho đây là "một kiểu thuần hóa cảnh quan". "Tôi thấy đây là một sự bành trướng về quyền sở hữu và hợp pháp hóa (thuộc địa), bởi vì nó cho thấy (Ấn Độ) là khu vườn tuyệt vời của nước Anh", ông nói thêm. "Thật điên rồ khi nghĩ rằng họ đang chụp ảnh dãy Himalaya như thể họ là người đồng bằng". Ảnh: CNN.
Trong khi những hình ảnh của cuốn sách phản ánh nỗ lực tuyên truyền lộ liễu thì nhiều tài liệu đơn thuần chỉ ghi lại sắc thái của cuộc sống thường ngày. Ảnh: CNN.
Ngoài mục tiêu chính trị, những nhà cai trị cũng sử dụng máy ảnh cho các mục đích các như: nghệ thuật, bưu thiếp hoặc đồ lưu niệm. Một số hình ảnh đầu tiên được chụp tại quốc gia này đã được quân đội Anh và cơ quan dân sự lưu trữ vào hồ sơ. Ảnh: CNN.
Sự phổ biến của các hiệu ảnh chân dung trong nửa sau của thế kỷ XIX khiến giới hoàng gia Ấn Độ, tầng lớp thương gia và những cá nhân giàu có khác có thể sở hữu những bức ảnh gia đình, "giống như cách người Anh đã làm", Gaskell nói. Ảnh: CNN.
Các nhiếp ảnh gia địa phương đã đón đầu trào lưu này. Họ đã góp phần tạo ra gu thẩm mỹ riêng cho nền nhiếp ảnh Ấn Độ, lấy cảm hứng từ truyền thống nghệ thuật của đất nước. Điều này đặc biệt thể hiện qua cách đánh màu thủ công, đã biến hình ảnh đơn sắc thành tác phẩm nghệ thuật rực rỡ. Ảnh: CNN.
"Tô màu các bức ảnh bằng tay đã có ở Nhật Bản và Trung Quốc," Gaskell nói. "Nhưng ở Ấn Độ, các nghệ sĩ sơn dày hơn nhiều, gần như che giấu hoàn toàn hình ảnh. Họ tô màu trực tiếp lên trên, vì vậy hầu như không thể nhìn thấy bức ảnh gốc nào". Ảnh: CNN.
Đôi khi, mọi người sẽ đến studio chụp ảnh, sau đó khuôn mặt của gia đình sẽ ghép vào một khung cảnh hoàn toàn được phục dựng. Ảnh: CNN.
Tuy nhiên, truyền thống địa phương không thể loại bỏ hoàn toàn bối cảnh thuộc địa của nó. Ảnh: CNN.