36 phố phường là cụm từ chỉ khu phố buôn bán của Hà Nội, được hình thành từ hơn 1.000 năm trước. Trong ảnh là phố Hàng Mắm hơn 100 năm trước. Trước năm 1900, phố Hàng Mắm gồm các cửa hàng bán mắm, đồ ướp và cá khô. Đến những năm 1930, con phố này là nơi kinh doanh của nhiều cửa hàng bán vại sành, tiểu sành, bia đá, đá mài...Trục đường quan trọng nhất đối với hoạt động thương mại của khu 36 phố phường Hà Nội là đường kè bờ sông, ngày nay là đường Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải. Trong khi một bên đường là các cửa ngõ đi vào khu buôn bán thì bên kia là sông Hồng luôn tấp nập tàu bè chở hàng từ khắp nơi ra vào.Những ngôi nhà san sát nhau của người dân sống trên phố Hàng Chiếu cách đây hơn 100 năm.Một góc của phố Chợ Gạo buôn bán sầm uất.Cách đây hơn 100 năm, phố Hàng Bồ là nơi tập trung nhiều cửa hàng của người Việt, người Hoa cũng như các hãng của Anh, Mỹ và Nhật Bản.Thôn Cổ Vũ ở Hà Vĩ (Thường Tín, Hà Đông) có nghề làm đồ gỗ sơn đã lên lập nghiệp ở khu 36 phố phường Hà Nội và hình thành nên phố Hàng Hòm (trong ảnh).Phố Hàng Bè nằm sát sông Hồng. Đây là nơi bán các bè gỗ và vật liệu làm nhà vào hơn 100 năm trước.Phố Hàng Trống có nhiều khách sạn, cửa hàng kinh doanh phát triển vào hơn 100 năm trước. Nhiều người mở cửa hàng kinh doanh các ngành nghề tại đây như nghề thêu, nghề khảm, đặc biệt là nghề vẽ tranh nổi tiếng mang thương hiệu Hàng Trống.Phố Lò Rèn thời xưa từng là thôn Tân Khai, hình thành từ những người làm nghề sửa chữa nông cụ bằng sắt, gốc làng Canh (Hòe Thị, Từ Liêm) tụ về.Phố Hàng Đường nổi tiếng với nhiều cửa hàng mứt kẹo và rất đông khách dịp Trung thu, Tết Nguyên đán. Ngoài đồ ngọt, Hàng Đường còn có nhiều cửa hàng vải vóc của Ấn kiều và cửa hàng tạp hóa của người Hoa.Mời độc giả xem video: Chiêm ngưỡng hình ảnh hiếm về phụ nữ Việt Nam cách đây 1 thế kỷ.
36 phố phường là cụm từ chỉ khu phố buôn bán của Hà Nội, được hình thành từ hơn 1.000 năm trước. Trong ảnh là phố Hàng Mắm hơn 100 năm trước. Trước năm 1900, phố Hàng Mắm gồm các cửa hàng bán mắm, đồ ướp và cá khô. Đến những năm 1930, con phố này là nơi kinh doanh của nhiều cửa hàng bán vại sành, tiểu sành, bia đá, đá mài...
Trục đường quan trọng nhất đối với hoạt động thương mại của khu 36 phố phường Hà Nội là đường kè bờ sông, ngày nay là đường Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải. Trong khi một bên đường là các cửa ngõ đi vào khu buôn bán thì bên kia là sông Hồng luôn tấp nập tàu bè chở hàng từ khắp nơi ra vào.
Những ngôi nhà san sát nhau của người dân sống trên phố Hàng Chiếu cách đây hơn 100 năm.
Một góc của phố Chợ Gạo buôn bán sầm uất.
Cách đây hơn 100 năm, phố Hàng Bồ là nơi tập trung nhiều cửa hàng của người Việt, người Hoa cũng như các hãng của Anh, Mỹ và Nhật Bản.
Thôn Cổ Vũ ở Hà Vĩ (Thường Tín, Hà Đông) có nghề làm đồ gỗ sơn đã lên lập nghiệp ở khu 36 phố phường Hà Nội và hình thành nên phố Hàng Hòm (trong ảnh).
Phố Hàng Bè nằm sát sông Hồng. Đây là nơi bán các bè gỗ và vật liệu làm nhà vào hơn 100 năm trước.
Phố Hàng Trống có nhiều khách sạn, cửa hàng kinh doanh phát triển vào hơn 100 năm trước. Nhiều người mở cửa hàng kinh doanh các ngành nghề tại đây như nghề thêu, nghề khảm, đặc biệt là nghề vẽ tranh nổi tiếng mang thương hiệu Hàng Trống.
Phố Lò Rèn thời xưa từng là thôn Tân Khai, hình thành từ những người làm nghề sửa chữa nông cụ bằng sắt, gốc làng Canh (Hòe Thị, Từ Liêm) tụ về.
Phố Hàng Đường nổi tiếng với nhiều cửa hàng mứt kẹo và rất đông khách dịp Trung thu, Tết Nguyên đán. Ngoài đồ ngọt, Hàng Đường còn có nhiều cửa hàng vải vóc của Ấn kiều và cửa hàng tạp hóa của người Hoa.
Mời độc giả xem video: Chiêm ngưỡng hình ảnh hiếm về phụ nữ Việt Nam cách đây 1 thế kỷ.