Vào thời cổ đại, ám khí cũng là một trong những thứ vũ khí thường được cổ nhân sử dụng để phòng thân hoặc tấn công đối thủ một cách bất ngờ. Giới võ lâm Trung Hoa khi xưa có không ít nhân vật thủ từng luyện nhiều môn võ sử dụng ám khí.Mặc dù ám khí thời cổ đại hết sức đa dạng, nhưng trong số đó, "khét tiếng" nhất về độ nguy hiểm phải kể tới Sinh tử phù.Sinh tử phù có nghĩa là “bùa sinh tử”, một “ám khí” võ học được mô tả trong tác phẩm “Thiên Long Bát Bộ” của tiểu thuyết gia Kim Dung do nhân vật có tên Thiên Sơn Đồng Lão sáng chế.Quái chiêu này thường được dùng để cài cắm vào thân thể đối phương, phế dần võ công và nội lực khiến cho đối phương phải chịu sự sai bảo, khống chế của người sử dụng, nếu bất tuân có thể mất mạng hoặc thân bại danh liệt.Thủ pháp gieo “Sinh tử phù” biến hóa theo từng đối phương. Nó khiến cho người trúng phải sẽ "sống không bằng chết".Thân thể con người có 36 đại huyệt, cứ thế thay đổi mà gieo. Gieo người này bốn huyệt thì gieo người kia ba hoặc năm huyệt.Nạn nhân chỉ nghe huyệt đạo mình hơi lạnh một chút, chưa kịp nhận ra trúng cái gì thì nó đã tan vào da thịt. Như vậy là đã dính “Sinh tử phù”.Chính vì sự nguy hiểm của nó nên “Sinh tử phù” được xếp vào nhóm “ám khí” của “bàng môn tà đạo” được sử dụng bởi những kẻ tiểu nhân, thích khách, đối nghịch hoàn toàn với võ công của kẻ quân tử “danh môn chánh phái”.Sự đáng sợ của Sinh tử phù là thuốc giải cũng chỉ là tạm thời. Để hóa giải hoàn toàn Sinh tử phù cần Thiên Sơn Lục Dương Chưởng, vốn là công phu chí dương.Trong mỗi Sinh tử phù có bao nhiêu phần âm bao nhiêu phần dương, lại nằm trong huyệt đạo nào thì chỉ có người gieo mới nắm rõ. Lúc bấy giờ mới dùng nội lực của Thiên Sơn Lục Dương Chưởng cân bằng lại rồi hút Sinh tử phù ra ngoài.Trong Thiên long bát bộ, Kim Dung cho biết trên đời này, chỉ có Hư Trúc – đệ tử chân truyền của Thiên Sơn Đồng Lão, mới hóa giải được Sinh tử phù.>>>Xem thêm video: Dấu ấn của "Minh chủ võ hiệp" Kim Dung (Nguồn: VTV24).
Vào thời cổ đại, ám khí cũng là một trong những thứ vũ khí thường được cổ nhân sử dụng để phòng thân hoặc tấn công đối thủ một cách bất ngờ. Giới võ lâm Trung Hoa khi xưa có không ít nhân vật thủ từng luyện nhiều môn võ sử dụng ám khí.
Mặc dù ám khí thời cổ đại hết sức đa dạng, nhưng trong số đó, "khét tiếng" nhất về độ nguy hiểm phải kể tới Sinh tử phù.
Sinh tử phù có nghĩa là “bùa sinh tử”, một “ám khí” võ học được mô tả trong tác phẩm “Thiên Long Bát Bộ” của tiểu thuyết gia Kim Dung do nhân vật có tên Thiên Sơn Đồng Lão sáng chế.
Quái chiêu này thường được dùng để cài cắm vào thân thể đối phương, phế dần võ công và nội lực khiến cho đối phương phải chịu sự sai bảo, khống chế của người sử dụng, nếu bất tuân có thể mất mạng hoặc thân bại danh liệt.
Thủ pháp gieo “Sinh tử phù” biến hóa theo từng đối phương. Nó khiến cho người trúng phải sẽ "sống không bằng chết".
Thân thể con người có 36 đại huyệt, cứ thế thay đổi mà gieo. Gieo người này bốn huyệt thì gieo người kia ba hoặc năm huyệt.
Nạn nhân chỉ nghe huyệt đạo mình hơi lạnh một chút, chưa kịp nhận ra trúng cái gì thì nó đã tan vào da thịt. Như vậy là đã dính “Sinh tử phù”.
Chính vì sự nguy hiểm của nó nên “Sinh tử phù” được xếp vào nhóm “ám khí” của “bàng môn tà đạo” được sử dụng bởi những kẻ tiểu nhân, thích khách, đối nghịch hoàn toàn với võ công của kẻ quân tử “danh môn chánh phái”.
Sự đáng sợ của Sinh tử phù là thuốc giải cũng chỉ là tạm thời. Để hóa giải hoàn toàn Sinh tử phù cần Thiên Sơn Lục Dương Chưởng, vốn là công phu chí dương.
Trong mỗi Sinh tử phù có bao nhiêu phần âm bao nhiêu phần dương, lại nằm trong huyệt đạo nào thì chỉ có người gieo mới nắm rõ. Lúc bấy giờ mới dùng nội lực của Thiên Sơn Lục Dương Chưởng cân bằng lại rồi hút Sinh tử phù ra ngoài.
Trong Thiên long bát bộ, Kim Dung cho biết trên đời này, chỉ có Hư Trúc – đệ tử chân truyền của Thiên Sơn Đồng Lão, mới hóa giải được Sinh tử phù.