"Thiên long bát bộ" là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Kim Dung được nhiều người yêu thích. Khi đọc tác phẩm này, nhiều người ấn tượng trước môn võ công thượng thừa là Lăng ba vi bộ.Đoàn Dự sử dụng thành thạo môn võ công này nên có thể né được nhiều đòn tấn công cao thủ. Theo đó, dù có võ công kém cỏi nhưng Đoàn Dự vẫn trở thành một nhân vật nổi tiếng trong giới võ lâm.Từ đây, nhiều người tò mò Lăng ba vi bộ là môn võ công thế nào mà có thể giúp Đoàn Dự danh chấn thiên hạ. Theo Kim Dung, Lăng ba vi bộ là môn khinh công độc môn của Tiêu Dao phái. Tiêu Dao Tử là người sáng tạo ra môn võ công thượng thừa này.Sau đó, Tiêu Dao Tử truyền lại Lăng ba vi bộ cho đệ tử của mình là Vô Nhai Tử. Về sau, Vô Nhai Tử lấy Lý Thu Thủy và đến Vô Lượng sơn động ẩn cư. Ông đã để lại bộ bí kíp này khi rời khỏi sơn động.Theo "Thiên long bát bộ", Vô Nhai Tử giấu 2 bí kíp Bắc minh thần công và Lăng ba vi bộ vào trong một tấm bồ đoàn được đặt trước bức tượng ngọc bích do ông tạc.Đoàn Dự tìm thấy Lăng ba vi bộ trong Vô Lượng sơn động khi bị rơi xuống nơi này. Trên thực tế, Lăng ba vi bộ không phải là một công phu riêng mà là một thức nằm ở trang cuối trong bộ bí tịch Bắc minh thần công.Thông thường, sau khi luyện thành Bắc minh thần công, người học sẽ tập luyện Lăng ba vi bộ. Đây là bộ pháp dựa vào phương vị 64 quẻ của Kinh dịch mà tạo thành. Khi gặp đối thủ, người luyện võ sẽ dựa vào bộ pháp này để né được các đòn tấn công của đối thủ.Do Kinh dịch vốn biến ảo khó lường nên bộ khinh công Lăng ba vi bộ có rất nhiều cách thức biến hóa. Vậy nên, kẻ địch khó lòng nắm bắt được và đánh trúng người luyện Lăng ba vi bộ.Thêm nữa, sau khi đi 1 vòng bằng Lăng ba vi bộ, nội lực của người luyện sẽ được gia tăng. Nếu người nào luyện lâu dài còn có thể trở thành cao thủ võ lâm. Điều này đã khiến Lăng ba vi bộ được ca ngợi là môn võ công thượng thừa.Nhờ học được Lăng ba vi bộ, Đoàn Dự dù võ công kém cỏi nhưng khi so tài với các cao thủ thì vẫn có thể ứng phó một cách dễ dàng nhưng không thể làm đối thủ bị thương.Mời độc giả xem video: Dấu ấn của "Minh chủ võ hiệp" Kim Dung. Nguồn: VTV24.
"Thiên long bát bộ" là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Kim Dung được nhiều người yêu thích. Khi đọc tác phẩm này, nhiều người ấn tượng trước môn võ công thượng thừa là Lăng ba vi bộ.
Đoàn Dự sử dụng thành thạo môn võ công này nên có thể né được nhiều đòn tấn công cao thủ. Theo đó, dù có võ công kém cỏi nhưng Đoàn Dự vẫn trở thành một nhân vật nổi tiếng trong giới võ lâm.
Từ đây, nhiều người tò mò Lăng ba vi bộ là môn võ công thế nào mà có thể giúp Đoàn Dự danh chấn thiên hạ. Theo Kim Dung, Lăng ba vi bộ là môn khinh công độc môn của Tiêu Dao phái. Tiêu Dao Tử là người sáng tạo ra môn võ công thượng thừa này.
Sau đó, Tiêu Dao Tử truyền lại Lăng ba vi bộ cho đệ tử của mình là Vô Nhai Tử. Về sau, Vô Nhai Tử lấy Lý Thu Thủy và đến Vô Lượng sơn động ẩn cư. Ông đã để lại bộ bí kíp này khi rời khỏi sơn động.
Theo "Thiên long bát bộ", Vô Nhai Tử giấu 2 bí kíp Bắc minh thần công và Lăng ba vi bộ vào trong một tấm bồ đoàn được đặt trước bức tượng ngọc bích do ông tạc.
Đoàn Dự tìm thấy Lăng ba vi bộ trong Vô Lượng sơn động khi bị rơi xuống nơi này. Trên thực tế, Lăng ba vi bộ không phải là một công phu riêng mà là một thức nằm ở trang cuối trong bộ bí tịch Bắc minh thần công.
Thông thường, sau khi luyện thành Bắc minh thần công, người học sẽ tập luyện Lăng ba vi bộ. Đây là bộ pháp dựa vào phương vị 64 quẻ của Kinh dịch mà tạo thành. Khi gặp đối thủ, người luyện võ sẽ dựa vào bộ pháp này để né được các đòn tấn công của đối thủ.
Do Kinh dịch vốn biến ảo khó lường nên bộ khinh công Lăng ba vi bộ có rất nhiều cách thức biến hóa. Vậy nên, kẻ địch khó lòng nắm bắt được và đánh trúng người luyện Lăng ba vi bộ.
Thêm nữa, sau khi đi 1 vòng bằng Lăng ba vi bộ, nội lực của người luyện sẽ được gia tăng. Nếu người nào luyện lâu dài còn có thể trở thành cao thủ võ lâm. Điều này đã khiến Lăng ba vi bộ được ca ngợi là môn võ công thượng thừa.
Nhờ học được Lăng ba vi bộ, Đoàn Dự dù võ công kém cỏi nhưng khi so tài với các cao thủ thì vẫn có thể ứng phó một cách dễ dàng nhưng không thể làm đối thủ bị thương.
Mời độc giả xem video: Dấu ấn của "Minh chủ võ hiệp" Kim Dung. Nguồn: VTV24.