SS Thresher: Ngày 9/4/1963, tàu SS Thresher của Hải quân Mỹ đang thử lặn xuống ở ngoài khơi Mũi Cod để kiểm tra độ sâu. Trong quá trình đó, tàu mẹ nhận được thông tin tàu ngầm gặp “sự cố nhỏ” vào lúc 9h17, lần liên lạc cuối. Ảnh: Portsmouth Herald.Cuộc tìm kiếm bắt đầu, nhưng khi các mảnh vỡ được tìm thấy, số phận của tàu ngầm trở nên rõ ràng. Hai tháng sau, Hải quân Mỹ mới tìm thấy khu vực chứa xác tàu. Đến giờ, nguyên nhân sự cố vẫn chưa được làm rõ, nhưng giả thuyết hàng đầu là phòng kỹ thuật bị ngập nước. Ảnh: US Naval Institute.USS Scorpion: Cùng với thủy thủ đoàn 99 người, đây là một trong 4 tàu ngầm mất tích vào năm 1968. Lần cuối tàu lên mặt nước là vào 21/5/1968 và gây báo động khi không xuất hiện sau 6 ngày như trong lịch trình. Ảnh: History Net.Ngày 27/5, Hải quân Mỹ tuyên bố tàu mất tích, không liên lạc được với tàu từ 24/5. Cuộc tìm kiếm kéo dài vài tiếng, đến khi tàu được phát hiện ở dưới mức độ sâu có thể lặn xuống mà chịu được áp suất của biển. Tuy nhiên, 5 tháng sau, xác tàu mới được tìm thấy ở độ sâu hơn 3.300 m. Ảnh: Naval History And Heritage.INS Dakar: Trước USS Scorpion, tàu INS Dakar của Hải quân Israel và thủy thủ đoàn 69 người đã mất tích vào 25/1/1968. Tàu từ Anh, Mỹ, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Lebanon đã tham gia tìm kiếm nhưng không có kết quả. Cuộc tìm kiếm chấm dứt vào 4/2/1968, 10 ngày sau khi tàu mất tích. Đến 31 năm sau, INS Dakar mới được tìm thấy ở vùng biển sâu giữa đảo Crete (Hy Lạp) và CH Cyprus. Ảnh: Dolphin Navy veterans' NGO.K-141 Kursk: Tàu ngầm K-141 Kursk của Nga chìm vào tháng 8/2000 với thủy thủ đoàn gồm 118 người, hậu quả của vụ nổ phòng chứa ngư lôi trong lúc lặn. Vụ nổ giết chết 95 người, còn 23 người sống sót ở các phòng phía đuôi tàu. Ảnh: Mehrnegar.Ban đầu, họ được ước tính có thể sống sót thêm 3 ngày sau vụ nổ, nhưng các cuộc điều tra cho thấy họ có thể đã chết vì ngộ độc CO2 trong vòng 8 tiếng sau. Tháng 10 cùng năm, Hải quân Nga và Na Uy tiếp tục nỗ lực trục vớt thi thể của 118 người trên tàu. Ảnh: Chính phủ Nga.ARA San Juan: Vào tháng 11/2017, tàu ARA San Juan của Argentina và thủy thủ đoàn gồm 44 người đã mất tích. Lần cuối tàu liên lạc với bề mặt để thông báo về một sự cố cơ học là vào ngày 15/11/2017. Tàu được trang bị đủ thức ăn và nước uống cho các thành viên thủy thủ đoàn trong 90 ngày trên mặt nước, nhưng chỉ đủ oxy cho bảy ngày dưới nước. Ảnh: AP.Cuối cùng, các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ đã không thành công, không xác định được vị trí của chiếc tàu ngầm trong thời hạn bảy ngày. Một năm sau, xác tàu San Juan mới được tìm thấy ở độ sâu gần 800 m. Nguyên nhân của vụ việc được cho là một van bị lỗi đã dẫn đến vụ nổ trong tàu ngầm. Ảnh: Batimes.KRI Nanggala (402): Ngày 21/4/2021, một tàu ngầm của Indonesia, KRI Nanggala (402), đã mất tích khi đang tập luyện. Báo cáo cho thấy có dầu trên mặt nước gần nơi tàu ngầm mất tích, nhưng không rõ liệu đó có phải là dầu từ KRI Nanggala hay không. Tương tự vụ mất tích ARA San Juan, nhiều bên đã nỗ lực tìm kiếm nhằm xác định vị trí của tàu. Ảnh: Voi.id.Cuộc tìm kiếm kết thúc vào ngày 24/4, ba ngày sau khi Nanggala và 53 người trên tàu mất tích. Các đội tìm kiếm đã tìm thấy mảnh vỡ được cho là của chiếc tàu ngầm mất tích. Vào thời điểm bị chìm, Hải quân Indonesia tin rằng chiếc tàu ngầm ở độ sâu 600-800 m, sâu hơn nhiều so với độ sâu ước tính của nó. Ảnh: Tân Hoa xã.
SS Thresher: Ngày 9/4/1963, tàu SS Thresher của Hải quân Mỹ đang thử lặn xuống ở ngoài khơi Mũi Cod để kiểm tra độ sâu. Trong quá trình đó, tàu mẹ nhận được thông tin tàu ngầm gặp “sự cố nhỏ” vào lúc 9h17, lần liên lạc cuối. Ảnh: Portsmouth Herald.
Cuộc tìm kiếm bắt đầu, nhưng khi các mảnh vỡ được tìm thấy, số phận của tàu ngầm trở nên rõ ràng. Hai tháng sau, Hải quân Mỹ mới tìm thấy khu vực chứa xác tàu. Đến giờ, nguyên nhân sự cố vẫn chưa được làm rõ, nhưng giả thuyết hàng đầu là phòng kỹ thuật bị ngập nước. Ảnh: US Naval Institute.
USS Scorpion: Cùng với thủy thủ đoàn 99 người, đây là một trong 4 tàu ngầm mất tích vào năm 1968. Lần cuối tàu lên mặt nước là vào 21/5/1968 và gây báo động khi không xuất hiện sau 6 ngày như trong lịch trình. Ảnh: History Net.
Ngày 27/5, Hải quân Mỹ tuyên bố tàu mất tích, không liên lạc được với tàu từ 24/5. Cuộc tìm kiếm kéo dài vài tiếng, đến khi tàu được phát hiện ở dưới mức độ sâu có thể lặn xuống mà chịu được áp suất của biển. Tuy nhiên, 5 tháng sau, xác tàu mới được tìm thấy ở độ sâu hơn 3.300 m. Ảnh: Naval History And Heritage.
INS Dakar: Trước USS Scorpion, tàu INS Dakar của Hải quân Israel và thủy thủ đoàn 69 người đã mất tích vào 25/1/1968. Tàu từ Anh, Mỹ, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Lebanon đã tham gia tìm kiếm nhưng không có kết quả. Cuộc tìm kiếm chấm dứt vào 4/2/1968, 10 ngày sau khi tàu mất tích. Đến 31 năm sau, INS Dakar mới được tìm thấy ở vùng biển sâu giữa đảo Crete (Hy Lạp) và CH Cyprus. Ảnh: Dolphin Navy veterans' NGO.
K-141 Kursk: Tàu ngầm K-141 Kursk của Nga chìm vào tháng 8/2000 với thủy thủ đoàn gồm 118 người, hậu quả của vụ nổ phòng chứa ngư lôi trong lúc lặn. Vụ nổ giết chết 95 người, còn 23 người sống sót ở các phòng phía đuôi tàu. Ảnh: Mehrnegar.
Ban đầu, họ được ước tính có thể sống sót thêm 3 ngày sau vụ nổ, nhưng các cuộc điều tra cho thấy họ có thể đã chết vì ngộ độc CO2 trong vòng 8 tiếng sau. Tháng 10 cùng năm, Hải quân Nga và Na Uy tiếp tục nỗ lực trục vớt thi thể của 118 người trên tàu. Ảnh: Chính phủ Nga.
ARA San Juan: Vào tháng 11/2017, tàu ARA San Juan của Argentina và thủy thủ đoàn gồm 44 người đã mất tích. Lần cuối tàu liên lạc với bề mặt để thông báo về một sự cố cơ học là vào ngày 15/11/2017. Tàu được trang bị đủ thức ăn và nước uống cho các thành viên thủy thủ đoàn trong 90 ngày trên mặt nước, nhưng chỉ đủ oxy cho bảy ngày dưới nước. Ảnh: AP.
Cuối cùng, các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ đã không thành công, không xác định được vị trí của chiếc tàu ngầm trong thời hạn bảy ngày. Một năm sau, xác tàu San Juan mới được tìm thấy ở độ sâu gần 800 m. Nguyên nhân của vụ việc được cho là một van bị lỗi đã dẫn đến vụ nổ trong tàu ngầm. Ảnh: Batimes.
KRI Nanggala (402): Ngày 21/4/2021, một tàu ngầm của Indonesia, KRI Nanggala (402), đã mất tích khi đang tập luyện. Báo cáo cho thấy có dầu trên mặt nước gần nơi tàu ngầm mất tích, nhưng không rõ liệu đó có phải là dầu từ KRI Nanggala hay không. Tương tự vụ mất tích ARA San Juan, nhiều bên đã nỗ lực tìm kiếm nhằm xác định vị trí của tàu. Ảnh: Voi.id.
Cuộc tìm kiếm kết thúc vào ngày 24/4, ba ngày sau khi Nanggala và 53 người trên tàu mất tích. Các đội tìm kiếm đã tìm thấy mảnh vỡ được cho là của chiếc tàu ngầm mất tích. Vào thời điểm bị chìm, Hải quân Indonesia tin rằng chiếc tàu ngầm ở độ sâu 600-800 m, sâu hơn nhiều so với độ sâu ước tính của nó. Ảnh: Tân Hoa xã.