50 không xây nhà. Vế đầu tiên của lời dạy thực ra xuất phát từ câu nói của Khổng Tử. Nhà hiền triết từng nói: “Ta quyết chí học năm 15 tuổi, hiên ngang tuổi 30, chẳng nghi ngờ gì năm 40 tuổi, và biết thiên chức khi 50 tuổi.” Đối với người xưa, năm mươi tuổi, chính là cái tuổi “biết mệnh trời”, hay hiểu đơn giản là ý thức được cái gì có thể làm được và không.Như chúng ta đã biết, thời xa xưa hay ở các làng quê cổ, việc xây dựng một ngôi nhà không phải là điều dễ dàng. Vào thời điểm đó, do điều kiện kinh tế và công nghệ còn thiếu thốn nên một thanh niên ở độ tuổi sung sức muốn làm được một ngôi nhà cũng phải mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.Trong khi đó, ở thời kỳ trước, tuổi ngũ tuần đã được cho là người già, sức lực cũng không còn nhiều. Vì vậy, thời bấy giờ người già trên 50 tuổi nói chung không tự sửa nhà.Ngoài ra, người xưa còn quan niệm rằng một người sau 50 tuổi vẫn vất vả thì đó là tín hiệu đáng buồn. Rất có thể gia đình đó không có con cái đỡ đần nên những người cao tuổi phải tự mình lo toan. Trong khi đó, người xưa nói chung rất coi trọng lòng hiếu thảo nên việc một người về già không có con cái chăm lo là điều không thể chấp nhận.Ngoài ra, còn có một lý do khác. Ở thời kỳ trước, do chiến tranh hoặc do điều kiện sống kém nên tuổi thọ của con người thường ngắn. Vì vậy, 50 tuổi nói chung tương đương với "một chân vào quan tài". Vì vậy lúc này sửa nhà khả năng cao là chủ nhân sẽ không được hưởng thành quả của mình.Thêm vào đó, ngôi nhà được để lại cho con cái rất có khả năng trở thành ngòi nổ cho cuộc đấu đá nội bộ. Xét cho cùng, có rất nhiều tấm gương gia đình tranh giành tài sản cha mẹ để lại từ xưa đến nay. Vì vậy, đây cũng là lý do người xưa không muốn xây nhà sau 50 tuổi.Vì vậy, theo quan điểm này, 50 tuổi không xây nhà có thể hiểu là ước vọng của mọi người về những năm tháng sau này được hưởng cuộc sống nhàn hạ, có con cháu đỡ đần. 60 không trồng cây. Vế này có ý nghĩa tương đồng với ý “50 không xây nhà”. Cả hai đều là lao động chân tay, đối với những người già ở độ tuổi lục tuần, có nhiều việc làm quá sức sẽ không tốt.Mặc dù trồng rừng, phủ xanh môi trường là điều đáng được ủng hộ nhưng chúng ta cũng phải biết tự lượng sức mình. Ai cũng biết rằng người cao tuổi xương cốt đã không còn chắc khỏe.Trong khi đó trồng cây thường phải dùng nhiều sức. Chỉ một phút bất cẩn, người có tuổi cũng có thể té ngã hoặc chấn thương. Điều này khiến bản thân người gặp phải đau đớn, mà con cháu cũng không được thoải mái. Cuối cùng việc tốt cũng không xong, lại còn chuốc họa vào thân.Do vậy, người qua tuổi 60 nên lựa chọn những hoạt động phù hợp với sức khỏe của bản thân, không nên quá tham công tiếc việc để xảy ra những tai nạn đáng tiếc.
70 không may quần áo. Cổ nhân cho rằng, ở tuổi 70, chúng ta nên "làm những gì mình muốn mà không vi phạm các quy tắc". Thời xưa, người ở độ tuổi này không có nhiều, ai may mắn sống qua 70 tuổi có thể nói là thượng thọ. Do đó những ngày tháng tuổi già này, tốt hơn hết là nên tận hưởng cuộc sống thay vì dành thời gian may vá.Hơn nữa, nhiều người cao tuổi nhìn chung mắt mờ, việc dùng kim chỉ cũng sẽ khó khăn hơn. Việc ngồi may vá cũng tốn khá nhiều thời gian và phải ngồi trong thời gian dài. Điều này đối với một người trên 70 tuổi quả thực không hề dễ dàng. Do vậy, lời khuyên 70 không may quần áo là muốn người có tuổi được nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già.Bên cạnh đó còn có một cách giải thích khác cho quan điểm này. Một số nơi cho rằng đây là ngụ ý ông bà, cha mẹ không muốn may quần áo mới, mà để dành tiền cho con cháu. Suy cho cùng, đây vẫn là tâm lý chung của những người đi trước, không muốn con cháu vất vả.Tóm lại, câu nói trên không chỉ giới hạn trong chuyện xây nhà, trồng cây, ăn mặc hay người lớn tuổi. Ý nghĩa của nó còn rộng hơn, ngụ ý rằng chúng ta phải tự ý thức được khả năng của bản thân và làm việc lựa sức mình. Điều này không chỉ giúp tránh những tai nạn đáng tiếc mà còn là lời nhắc nhở mỗi người nên tận hưởng cuộc sống khi còn có thể, không để về sau phải hối tiếc.
50 không xây nhà. Vế đầu tiên của lời dạy thực ra xuất phát từ câu nói của Khổng Tử. Nhà hiền triết từng nói: “Ta quyết chí học năm 15 tuổi, hiên ngang tuổi 30, chẳng nghi ngờ gì năm 40 tuổi, và biết thiên chức khi 50 tuổi.” Đối với người xưa, năm mươi tuổi, chính là cái tuổi “biết mệnh trời”, hay hiểu đơn giản là ý thức được cái gì có thể làm được và không.
Như chúng ta đã biết, thời xa xưa hay ở các làng quê cổ, việc xây dựng một ngôi nhà không phải là điều dễ dàng. Vào thời điểm đó, do điều kiện kinh tế và công nghệ còn thiếu thốn nên một thanh niên ở độ tuổi sung sức muốn làm được một ngôi nhà cũng phải mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.
Trong khi đó, ở thời kỳ trước, tuổi ngũ tuần đã được cho là người già, sức lực cũng không còn nhiều. Vì vậy, thời bấy giờ người già trên 50 tuổi nói chung không tự sửa nhà.
Ngoài ra, người xưa còn quan niệm rằng một người sau 50 tuổi vẫn vất vả thì đó là tín hiệu đáng buồn. Rất có thể gia đình đó không có con cái đỡ đần nên những người cao tuổi phải tự mình lo toan. Trong khi đó, người xưa nói chung rất coi trọng lòng hiếu thảo nên việc một người về già không có con cái chăm lo là điều không thể chấp nhận.
Ngoài ra, còn có một lý do khác. Ở thời kỳ trước, do chiến tranh hoặc do điều kiện sống kém nên tuổi thọ của con người thường ngắn. Vì vậy, 50 tuổi nói chung tương đương với "một chân vào quan tài". Vì vậy lúc này sửa nhà khả năng cao là chủ nhân sẽ không được hưởng thành quả của mình.
Thêm vào đó, ngôi nhà được để lại cho con cái rất có khả năng trở thành ngòi nổ cho cuộc đấu đá nội bộ. Xét cho cùng, có rất nhiều tấm gương gia đình tranh giành tài sản cha mẹ để lại từ xưa đến nay. Vì vậy, đây cũng là lý do người xưa không muốn xây nhà sau 50 tuổi.
Vì vậy, theo quan điểm này, 50 tuổi không xây nhà có thể hiểu là ước vọng của mọi người về những năm tháng sau này được hưởng cuộc sống nhàn hạ, có con cháu đỡ đần.
60 không trồng cây. Vế này có ý nghĩa tương đồng với ý “50 không xây nhà”. Cả hai đều là lao động chân tay, đối với những người già ở độ tuổi lục tuần, có nhiều việc làm quá sức sẽ không tốt.
Mặc dù trồng rừng, phủ xanh môi trường là điều đáng được ủng hộ nhưng chúng ta cũng phải biết tự lượng sức mình. Ai cũng biết rằng người cao tuổi xương cốt đã không còn chắc khỏe.
Trong khi đó trồng cây thường phải dùng nhiều sức. Chỉ một phút bất cẩn, người có tuổi cũng có thể té ngã hoặc chấn thương. Điều này khiến bản thân người gặp phải đau đớn, mà con cháu cũng không được thoải mái. Cuối cùng việc tốt cũng không xong, lại còn chuốc họa vào thân.
Do vậy, người qua tuổi 60 nên lựa chọn những hoạt động phù hợp với sức khỏe của bản thân, không nên quá tham công tiếc việc để xảy ra những tai nạn đáng tiếc.
70 không may quần áo. Cổ nhân cho rằng, ở tuổi 70, chúng ta nên "làm những gì mình muốn mà không vi phạm các quy tắc". Thời xưa, người ở độ tuổi này không có nhiều, ai may mắn sống qua 70 tuổi có thể nói là thượng thọ. Do đó những ngày tháng tuổi già này, tốt hơn hết là nên tận hưởng cuộc sống thay vì dành thời gian may vá.
Hơn nữa, nhiều người cao tuổi nhìn chung mắt mờ, việc dùng kim chỉ cũng sẽ khó khăn hơn. Việc ngồi may vá cũng tốn khá nhiều thời gian và phải ngồi trong thời gian dài. Điều này đối với một người trên 70 tuổi quả thực không hề dễ dàng. Do vậy, lời khuyên 70 không may quần áo là muốn người có tuổi được nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già.
Bên cạnh đó còn có một cách giải thích khác cho quan điểm này. Một số nơi cho rằng đây là ngụ ý ông bà, cha mẹ không muốn may quần áo mới, mà để dành tiền cho con cháu. Suy cho cùng, đây vẫn là tâm lý chung của những người đi trước, không muốn con cháu vất vả.
Tóm lại, câu nói trên không chỉ giới hạn trong chuyện xây nhà, trồng cây, ăn mặc hay người lớn tuổi. Ý nghĩa của nó còn rộng hơn, ngụ ý rằng chúng ta phải tự ý thức được khả năng của bản thân và làm việc lựa sức mình. Điều này không chỉ giúp tránh những tai nạn đáng tiếc mà còn là lời nhắc nhở mỗi người nên tận hưởng cuộc sống khi còn có thể, không để về sau phải hối tiếc.