Kiếm Pata là một trong những vũ khí cổ xưa có khả năng sát thương cao. Chúng được sử dụng ở Ấn Độ vào thế kỷ 17 - 18. Phần lưỡi kiếm sắc bén được gắn vào một chiếc găng tay bằng kim loại và dài từ 25-110 cm.Những thanh kiếm Pata sử dụng hiệu quả trong cắt, đâm kẻ địch thay vì chém. Các chiến binh thường sử dụng vũ khí này kết hợp với khiên, rìu hoặc ngọn lao.Urumi hay còn gọi kiếm lá là vũ khí có nguồn gốc ở Tây Nam Ấn Độ. Nó xuất hiện vào khoảng năm 300 trước Công nguyên. Khác với nhiều loại kiếm, kiếm lá urumi có thể lên tới 32 lưỡi thép mỏng, dẻo, linh hoạt.Mỗi lưỡi thép có chiều dài từ 120 - 167 cm. Kiếm lá Urumi không chỉ nguy hiểm đối với kẻ địch mà ngay cả người sử dụng cũng đòi hỏi phải có kỹ thuật cao để không bị thương. Các chiến binh thường mất vài năm luyện tập để có thể sử dụng thành thạo urumi. Kiếm urumi gây ra những vết thương nghiêm trọng cho đối thủ.Haladie là một vũ khí cổ xưa có thiết kế độc đáo. Đó là một con dao hai lưỡi cong được gắn vào cùng một tay cầm của người Ấn Độ.Mỗi lưỡi dao có chiều dài 22 cm. Các chiến binh cổ đại Ấn Độ thường sử dụng Haladie trong cận chiến để gây sát thương cho đối thủ.Các chiến binh Ấn Độ cổ đại đã sử dụng một vũ khí nguy hiểm có tên Vành thép Chakram (luân xa). Được sử dụng từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, Vành thép Chakram có cạnh ngoài được mài sắc và đường kính từ 12-30 cm.Sau khi luyện tập thành thạo, các chiến binh có thể ném Vành thép Chakram trúng mục tiêu cách xa hơn 100m. Với cạnh ngoài sắc bén, vũ khí này có thể gây ra những vết thương nghiêm trọng cho đối thủ, thậm chí là mất mạng.Zhua hay còn gọi là móng vuốt bay là vũ khí do người Trung Quốc cổ đại phát minh vào thế kỷ 6. Thợ rèn vũ khí đã thiết kế móng sắt gắn vào một sợi dây hoặc dây xích với chiều dài khoảng 15m.Một số Zhua còn có một cơ cấu lò xo để móng vuốt bám và xé toạc da thịt của đối thủ. Người sử dụng vũ khí này phải luyện tập khá lâu mới có thể tấn công, tiêu diệt đối thủ bằng móng vuốt bay một cách thành thạo.Mời độc giả xem video: Căn cứ thử nghiệm vũ khí sinh học nguy hiểm nhất thế giới có gì?
Kiếm Pata là một trong những vũ khí cổ xưa có khả năng sát thương cao. Chúng được sử dụng ở Ấn Độ vào thế kỷ 17 - 18. Phần lưỡi kiếm sắc bén được gắn vào một chiếc găng tay bằng kim loại và dài từ 25-110 cm.
Những thanh kiếm Pata sử dụng hiệu quả trong cắt, đâm kẻ địch thay vì chém. Các chiến binh thường sử dụng vũ khí này kết hợp với khiên, rìu hoặc ngọn lao.
Urumi hay còn gọi kiếm lá là vũ khí có nguồn gốc ở Tây Nam Ấn Độ. Nó xuất hiện vào khoảng năm 300 trước Công nguyên. Khác với nhiều loại kiếm, kiếm lá urumi có thể lên tới 32 lưỡi thép mỏng, dẻo, linh hoạt.
Mỗi lưỡi thép có chiều dài từ 120 - 167 cm. Kiếm lá Urumi không chỉ nguy hiểm đối với kẻ địch mà ngay cả người sử dụng cũng đòi hỏi phải có kỹ thuật cao để không bị thương. Các chiến binh thường mất vài năm luyện tập để có thể sử dụng thành thạo urumi. Kiếm urumi gây ra những vết thương nghiêm trọng cho đối thủ.
Haladie là một vũ khí cổ xưa có thiết kế độc đáo. Đó là một con dao hai lưỡi cong được gắn vào cùng một tay cầm của người Ấn Độ.
Mỗi lưỡi dao có chiều dài 22 cm. Các chiến binh cổ đại Ấn Độ thường sử dụng Haladie trong cận chiến để gây sát thương cho đối thủ.
Các chiến binh Ấn Độ cổ đại đã sử dụng một vũ khí nguy hiểm có tên Vành thép Chakram (luân xa). Được sử dụng từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, Vành thép Chakram có cạnh ngoài được mài sắc và đường kính từ 12-30 cm.
Sau khi luyện tập thành thạo, các chiến binh có thể ném Vành thép Chakram trúng mục tiêu cách xa hơn 100m. Với cạnh ngoài sắc bén, vũ khí này có thể gây ra những vết thương nghiêm trọng cho đối thủ, thậm chí là mất mạng.
Zhua hay còn gọi là móng vuốt bay là vũ khí do người Trung Quốc cổ đại phát minh vào thế kỷ 6. Thợ rèn vũ khí đã thiết kế móng sắt gắn vào một sợi dây hoặc dây xích với chiều dài khoảng 15m.
Một số Zhua còn có một cơ cấu lò xo để móng vuốt bám và xé toạc da thịt của đối thủ. Người sử dụng vũ khí này phải luyện tập khá lâu mới có thể tấn công, tiêu diệt đối thủ bằng móng vuốt bay một cách thành thạo.
Mời độc giả xem video: Căn cứ thử nghiệm vũ khí sinh học nguy hiểm nhất thế giới có gì?