Thành Cổ Loa là một thành tựu quân sự nổi bật trong lịch sử Việt Nam. Khu di tích Cổ Loa cách trung tâm Hà Nội 17 km thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội, có diện tích bảo tồn gần 500 ha. Từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời kỳ An Dương Vương (thế kỷ III TCN) và của nước Đại Việt thời Ngô Quyền (thế kỷ 10), thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”.Tương truyền, thành Cổ Loa gồm 9 vòng xoáy trôn ốc. Thế nhưng, căn cứ trên dấu tích được phát hiện, các nhà khoa học cho hay thành có 3 vòng, trong đó vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km, diện tích trung tâm khoảng 2 km2. Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu lũy xây đến đó.Nỏ Liên Châu thời An Dương Vương là bằng chứng rõ ràng về triều đại Âu Lạc (nước Việt cổ) từ 2.300 năm trước. Nó là vũ khí lợi hại được dân tộc ta sử dụng để bảo vệ đất nước trước cuộc xâm lược của kẻ thù.Trong truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy, vua An Dương Vương có Nỏ thần, bắn một lúc nhiều mũi tên ở khoảng cách rất xa và chỉ vài lần bắn là quân Triệu Đà đông đến hàng vạn cũng phải tan tành rồi bỏ chạy. Chính sử sách Trung Quốc như quyển Thái Bình hoàn vũ ký cũng ghi chép rằng: “Nỏ thần bắn một phát giết hàng vạn người, bắn ra 3 phát giết đến 3 vạn”.Khi nhắc đến trận chiến trên sông Bạch Đằng nổi tiếng lịch sử Việt Nam, nhiều người dân nhớ đến bãi cọc gỗ - thứ vũ khí huyền thoại của tổ tiên. Vào năm 938, vua Nam Hán phái thủy quân tràn vào nước ta qua ngả sông Bạch Đằng và cuối cùng bị đánh tan tác bằng những chiếc cọc gỗ.Đến năm 1288, danh tướng Trần Hưng Đạo đã áp dụng trận địa cọc ngầm của Ngô Quyền 350 năm trước. Nhờ vậy, đội quân của ông đã đánh bại đạo thủy binh hùng mạnh của quân Nguyên.Dưới thời nhà Hồ, Hồ Nguyên Trừng tạo ra Thần cơ sang pháo (đại bác). Sáng chế này được đánh giá là một phát minh lớn về vũ khí của lịch sử dân tộc Việt Nam.Theo các nhà nghiên cứu, thần cơ sang pháo sử dụng đạn đúc bằng chì, gang hoặc đá nên có sức công phá mạnh.Hồ Nguyên Trừng còn có một phát minh quan trọng khác là thuyền Cổ lâu. Đây là một loại thuyền chiến lớn đóng đinh sắt, có thiết kế 2 tầng boong với hàng chục tay chèo và hai người điều khiển một mái chèo.Đáy thuyền được làm thêm một đáy, chia bụng thuyền làm hai phần. Trong đó, phần dưới để lính chèo thuyền, phần trên giấu lính chiến đấu. Cổ lâu thuyền vừa được dùng để vận chuyển lương thực vừa sẵn sàng chiến đấu khi được trang bị Thần cơ sang pháo.Mời độc giả xem video: Ly kỳ những mối tình đồng tính kinh điển trong lịch sử nhân loại.
Thành Cổ Loa là một thành tựu quân sự nổi bật trong lịch sử Việt Nam. Khu di tích Cổ Loa cách trung tâm Hà Nội 17 km thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội, có diện tích bảo tồn gần 500 ha. Từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời kỳ An Dương Vương (thế kỷ III TCN) và của nước Đại Việt thời Ngô Quyền (thế kỷ 10), thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”.
Tương truyền, thành Cổ Loa gồm 9 vòng xoáy trôn ốc. Thế nhưng, căn cứ trên dấu tích được phát hiện, các nhà khoa học cho hay thành có 3 vòng, trong đó vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền. Chu vi ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km, diện tích trung tâm khoảng 2 km2. Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu lũy xây đến đó.
Nỏ Liên Châu thời An Dương Vương là bằng chứng rõ ràng về triều đại Âu Lạc (nước Việt cổ) từ 2.300 năm trước. Nó là vũ khí lợi hại được dân tộc ta sử dụng để bảo vệ đất nước trước cuộc xâm lược của kẻ thù.
Trong truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy, vua An Dương Vương có Nỏ thần, bắn một lúc nhiều mũi tên ở khoảng cách rất xa và chỉ vài lần bắn là quân Triệu Đà đông đến hàng vạn cũng phải tan tành rồi bỏ chạy. Chính sử sách Trung Quốc như quyển Thái Bình hoàn vũ ký cũng ghi chép rằng: “Nỏ thần bắn một phát giết hàng vạn người, bắn ra 3 phát giết đến 3 vạn”.
Khi nhắc đến trận chiến trên sông Bạch Đằng nổi tiếng lịch sử Việt Nam, nhiều người dân nhớ đến bãi cọc gỗ - thứ vũ khí huyền thoại của tổ tiên. Vào năm 938, vua Nam Hán phái thủy quân tràn vào nước ta qua ngả sông Bạch Đằng và cuối cùng bị đánh tan tác bằng những chiếc cọc gỗ.
Đến năm 1288, danh tướng Trần Hưng Đạo đã áp dụng trận địa cọc ngầm của Ngô Quyền 350 năm trước. Nhờ vậy, đội quân của ông đã đánh bại đạo thủy binh hùng mạnh của quân Nguyên.
Dưới thời nhà Hồ, Hồ Nguyên Trừng tạo ra Thần cơ sang pháo (đại bác). Sáng chế này được đánh giá là một phát minh lớn về vũ khí của lịch sử dân tộc Việt Nam.
Theo các nhà nghiên cứu, thần cơ sang pháo sử dụng đạn đúc bằng chì, gang hoặc đá nên có sức công phá mạnh.
Hồ Nguyên Trừng còn có một phát minh quan trọng khác là thuyền Cổ lâu. Đây là một loại thuyền chiến lớn đóng đinh sắt, có thiết kế 2 tầng boong với hàng chục tay chèo và hai người điều khiển một mái chèo.
Đáy thuyền được làm thêm một đáy, chia bụng thuyền làm hai phần. Trong đó, phần dưới để lính chèo thuyền, phần trên giấu lính chiến đấu. Cổ lâu thuyền vừa được dùng để vận chuyển lương thực vừa sẵn sàng chiến đấu khi được trang bị Thần cơ sang pháo.