Gia Cát Lượng, tự là Khổng Minh (181–234), hiệu là Ngọa Long tiên sinh, là nhà chính trị, nhà quân sự tài ba kiệt xuất của Trung Quốc trong thời Tam quốc. Ông làm đến chức thừa tướng của nhà Thục, dưới trướng của Lưu Bị.Tuy nổi tiếng với sự thông minh, uyên bác và tài hùng biện kiệt xuất nhưng cuộc đời của ông cũng có những sai lầm vô cùng đáng tiếc, thậm chí thay đổi cả vận mệnh Trung Hoa.1. Nỗi ám ảnh “Bắc phạt”. Nhà Thục nói chung và Gia Cát Lượng nói riêng có một nỗi thù hằn sâu sắc với Ngụy quốc của Tào Tháo. Có lẽ sự căm thù này đã ám ảnh Gia Cát Lượng, khiến ông đánh mất đi sự sáng suốt của mình.Ngay từ khi còn ở Long Trung, trong buổi tiếp kiến Lưu Bị, Gia Cát Lượng đã vạch sẵn chiến lược “Đông hòa Tôn Quyền, Bắc phạt Tào Ngụy”. Sau này, khi là Thừa tướng cầm thực quyền, việc đầu tiên mà ông nghĩ đến là chinh phạt Ngụy quốc, trung hưng Hán thất.Từ năm 228 đến 234, Gia Cát Lượng đã 6 lần dốc binh phạt Ngụy. Sử sách gọi những cuộc chiến liên miên này là “Lục xuất Kỳ Sơn” (6 lần ra Kỳ Sơn). Mục đích của chiến dịch này là đánh chiếm cố đô Trường An của nhà Tây Hán cũ, làm bàn đạp tiến đánh Lạc Dương, kinh đô của Tào Ngụy.Dù đánh thắng nhiều trận, chiếm được một số thành trì nhưng quân Thục phải kết thúc chiến dịch mà không đạt được mục tiêu cuối cùng. Gia Cát Lượng hao tâm tổn trí suốt 6 năm ròng, cuối cùng ngã bệnh và mất ở gò Ngũ Trượng. Những chiến dịch Bắc phạt đã khiến quân Thục tổn hao nguyên khí nặng nề. So với Tào Ngụy, Thục Hán thua thiệt hơn nhiều mặt.2. Quá phụ thuộc vào Lưu Bị. Là một Thừa tướng dưới trướng của Lưu Bị, việc Gia Cát Lượng trung thành với chủ là lẽ đương nhiên. Nhưng điều đáng tiếc của ông chính là quá phụ thuộc vào Lưu Bị. Những quyết định của Lưu Bị nhiều khi không sáng suốt, Gia Cát Lượng biết điều đó, nhưng vẫn không hề can ngăn.Trong cái chết của Quan Vũ, Lưu Bị cũng có một phần trách nhiệm khi đã sai ông đi giữ Kinh Châu. Việc sai một người sở hữu ngạo khí ngút trời như Quan Công đi giữ một thành hiểm yếu như Kinh Châu là một sự mạo hiểm. Gia Cát Lượng hiểu rõ, nhưng thay vì can ngăn, ông lại làm ngơ như không biết gì.Hậu quả là Quan Vũ không lâu sau đó đã bị giết bởi Lữ Mông. Nếu Gia Cát Lượng khuyên Lưu Bị điều Triệu Vân thay Quan Vũ thì có lẽ kết cục đã khác, nhà Thục sẽ không mất đi một chiến tướng hùng dũng như Quan Vân Trường. Nguyên nhân có lẽ do tư tưởng của Gia Cát Lượng bị “cầm tù” trong tư tưởng trung quân phục Hán.3. Chọn sai người kế thừa mình. Một trong những sai lầm lớn nhất của quân sư nhà Thục Hán Gia Cát Lượng được cho là việc lựa chọn Khương Duy làm người kế thừa sau khi mình qua đời. Ông kỳ vọng con người này sẽ làm nên đại sự nhưng cuối cùng lại là người gián tiếp đưa nhà Thục Hán đến con đường diệt vong.Khương Duy, đương thời là một vị tướng bên phe Tào Ngụy ở quận Thiên Thủy, khi đó đang cùng Thái thú Mã Tuân tháp tùng Thứ sử Ung Châu Quách Hoài tuần sát các vùng. Được tin 3 quận phản Ngụy, Quách tức tốc trở về đất Thượng Khuê (Cam Túc) phòng ngự. Vì Mã Tuân nghi ngờ Khương Duy có ý tạo phản, nên cũng bỏ y lại mà chạy về Thượng Khuê.Khương Duy tới bước đường cùng, buộc phải quay sang đầu quân Gia Cát Lượng. Có được Khương Duy, Gia Cát Lượng vui mừng như nắm trong tay báu vật, hết lòng trọng dụng. Từ được sắc phong Phụng Nghĩa tướng quân, làm Dương Đình Hầu đến sớm thăng cấp làm Trung giám quân, dẫn đầu đại quân chinh phạt phía tây.Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Khương Duy lên kế thừa và tiếp tục sự nghiệp mà Gia Cát Lượng chưa hoàn thành. Tuy nhiên, vì là người chỉ biết đánh trận nên khi nắm quyền triều đình Thục Hán, Khương Duy khiến đất nước luôn trong tình trạng chiến tranh. Trong khoảng thời gian 10 năm nắm quyền, người này đem quân một lần Nam chinh và 6 lần Bắc phạt, liên tiếp làm hao tổn nhân lực và tài lực của Thục Hán. Đây chính là một phần nguyên nhân khiến Thục Hán diệt vong nhanh hơn.4. Tin tưởng sai người. Trước lúc lâm chung, Lưu Bị để lại vài lời di ngôn cho Gia Cát Lượng, trong đó có nói "không thể trọng dụng Mã Tắc", bởi trong con mắt của Lưu Bị, Mã Tắc chỉ là kẻ biết khua môi múa mép chứ chẳng có tài cán gì.Dẫu vậy, Gia Cát Lượng không hề để tâm đến lời nhắc nhở của Lưu Bị mà vẫn coi trọng tài năng của Mã Tắc. Ông sai Mã Tắc đi trấn giữ Nhai Đình nhưng lại không biết được rằng đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng người này được cầm quân ra trận. Vì không có kinh nghiệm thực chiến lại nóng lòng muốn thể hiện bản thân nên đã Mã Tắc khinh địch, đánh mất Nhai Đình và gây nên đại họa.Đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra thất bại đầu tiên trong cuộc Bắc phạt. Sau khi Mã Tắc bại trận trở về, Gia Cát Lượng đích thân hạ lệnh chém đầu vì nếu không làm ắt sẽ làm giảm uy danh của ông trong quân đội. Lúc đó, Gia Cát lượng đã rơi lệ, ông tự trách mình có quyết sách sai lầm và vô cùng hối hận vì đã không nghe theo lời dặn dò của Lưu Bị.5. Không tìm kiếm, bồi dưỡng người tài mới. Sau khi ba anh em Lưu Bị chết (Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi), Gia Cát Lượng chỉ lo đem quân đi chinh phạt nước Ngụy mà không chăm lo tìm kiếm, thu hút, bồi dưỡng người tài.Để rồi khi Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung - những viên tướng tài cuối cùng thời còn Tiên đế Lưu Bị - cũng mất vì bệnh tật, tuổi già, khiến nước Thục rơi vào tình cảnh thiếu hụt nhân tài, không thể giành thế áp đảo trong những trận đọ sức với quân Ngụy như thời Lưu Bị còn tại thế, khiến cho nhiều lần tiến quân của Gia Cát Khổng Minh không thu được kết quả như mong muốn.Và cuối cùng khi Gia Cát Lượng mất đi, những viên tướng còn lại không đủ tài cán chống đỡ những cuộc xâm lăng của quân Ngụy, gián tiếp khiến nước Thục của hậu chủ Lưu Thiện rơi vào cảnh diệt vong.
Gia Cát Lượng, tự là Khổng Minh (181–234), hiệu là Ngọa Long tiên sinh, là nhà chính trị, nhà quân sự tài ba kiệt xuất của Trung Quốc trong thời Tam quốc. Ông làm đến chức thừa tướng của nhà Thục, dưới trướng của Lưu Bị.
Tuy nổi tiếng với sự thông minh, uyên bác và tài hùng biện kiệt xuất nhưng cuộc đời của ông cũng có những sai lầm vô cùng đáng tiếc, thậm chí thay đổi cả vận mệnh Trung Hoa.
1. Nỗi ám ảnh “Bắc phạt”. Nhà Thục nói chung và Gia Cát Lượng nói riêng có một nỗi thù hằn sâu sắc với Ngụy quốc của Tào Tháo. Có lẽ sự căm thù này đã ám ảnh Gia Cát Lượng, khiến ông đánh mất đi sự sáng suốt của mình.
Ngay từ khi còn ở Long Trung, trong buổi tiếp kiến Lưu Bị, Gia Cát Lượng đã vạch sẵn chiến lược “Đông hòa Tôn Quyền, Bắc phạt Tào Ngụy”. Sau này, khi là Thừa tướng cầm thực quyền, việc đầu tiên mà ông nghĩ đến là chinh phạt Ngụy quốc, trung hưng Hán thất.
Từ năm 228 đến 234, Gia Cát Lượng đã 6 lần dốc binh phạt Ngụy. Sử sách gọi những cuộc chiến liên miên này là “Lục xuất Kỳ Sơn” (6 lần ra Kỳ Sơn). Mục đích của chiến dịch này là đánh chiếm cố đô Trường An của nhà Tây Hán cũ, làm bàn đạp tiến đánh Lạc Dương, kinh đô của Tào Ngụy.
Dù đánh thắng nhiều trận, chiếm được một số thành trì nhưng quân Thục phải kết thúc chiến dịch mà không đạt được mục tiêu cuối cùng. Gia Cát Lượng hao tâm tổn trí suốt 6 năm ròng, cuối cùng ngã bệnh và mất ở gò Ngũ Trượng. Những chiến dịch Bắc phạt đã khiến quân Thục tổn hao nguyên khí nặng nề. So với Tào Ngụy, Thục Hán thua thiệt hơn nhiều mặt.
2. Quá phụ thuộc vào Lưu Bị. Là một Thừa tướng dưới trướng của Lưu Bị, việc Gia Cát Lượng trung thành với chủ là lẽ đương nhiên. Nhưng điều đáng tiếc của ông chính là quá phụ thuộc vào Lưu Bị. Những quyết định của Lưu Bị nhiều khi không sáng suốt, Gia Cát Lượng biết điều đó, nhưng vẫn không hề can ngăn.
Trong cái chết của Quan Vũ, Lưu Bị cũng có một phần trách nhiệm khi đã sai ông đi giữ Kinh Châu. Việc sai một người sở hữu ngạo khí ngút trời như Quan Công đi giữ một thành hiểm yếu như Kinh Châu là một sự mạo hiểm. Gia Cát Lượng hiểu rõ, nhưng thay vì can ngăn, ông lại làm ngơ như không biết gì.
Hậu quả là Quan Vũ không lâu sau đó đã bị giết bởi Lữ Mông. Nếu Gia Cát Lượng khuyên Lưu Bị điều Triệu Vân thay Quan Vũ thì có lẽ kết cục đã khác, nhà Thục sẽ không mất đi một chiến tướng hùng dũng như Quan Vân Trường. Nguyên nhân có lẽ do tư tưởng của Gia Cát Lượng bị “cầm tù” trong tư tưởng trung quân phục Hán.
3. Chọn sai người kế thừa mình. Một trong những sai lầm lớn nhất của quân sư nhà Thục Hán Gia Cát Lượng được cho là việc lựa chọn Khương Duy làm người kế thừa sau khi mình qua đời. Ông kỳ vọng con người này sẽ làm nên đại sự nhưng cuối cùng lại là người gián tiếp đưa nhà Thục Hán đến con đường diệt vong.
Khương Duy, đương thời là một vị tướng bên phe Tào Ngụy ở quận Thiên Thủy, khi đó đang cùng Thái thú Mã Tuân tháp tùng Thứ sử Ung Châu Quách Hoài tuần sát các vùng. Được tin 3 quận phản Ngụy, Quách tức tốc trở về đất Thượng Khuê (Cam Túc) phòng ngự. Vì Mã Tuân nghi ngờ Khương Duy có ý tạo phản, nên cũng bỏ y lại mà chạy về Thượng Khuê.
Khương Duy tới bước đường cùng, buộc phải quay sang đầu quân Gia Cát Lượng. Có được Khương Duy, Gia Cát Lượng vui mừng như nắm trong tay báu vật, hết lòng trọng dụng. Từ được sắc phong Phụng Nghĩa tướng quân, làm Dương Đình Hầu đến sớm thăng cấp làm Trung giám quân, dẫn đầu đại quân chinh phạt phía tây.
Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Khương Duy lên kế thừa và tiếp tục sự nghiệp mà Gia Cát Lượng chưa hoàn thành. Tuy nhiên, vì là người chỉ biết đánh trận nên khi nắm quyền triều đình Thục Hán, Khương Duy khiến đất nước luôn trong tình trạng chiến tranh. Trong khoảng thời gian 10 năm nắm quyền, người này đem quân một lần Nam chinh và 6 lần Bắc phạt, liên tiếp làm hao tổn nhân lực và tài lực của Thục Hán. Đây chính là một phần nguyên nhân khiến Thục Hán diệt vong nhanh hơn.
4. Tin tưởng sai người. Trước lúc lâm chung, Lưu Bị để lại vài lời di ngôn cho Gia Cát Lượng, trong đó có nói "không thể trọng dụng Mã Tắc", bởi trong con mắt của Lưu Bị, Mã Tắc chỉ là kẻ biết khua môi múa mép chứ chẳng có tài cán gì.
Dẫu vậy, Gia Cát Lượng không hề để tâm đến lời nhắc nhở của Lưu Bị mà vẫn coi trọng tài năng của Mã Tắc. Ông sai Mã Tắc đi trấn giữ Nhai Đình nhưng lại không biết được rằng đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng người này được cầm quân ra trận. Vì không có kinh nghiệm thực chiến lại nóng lòng muốn thể hiện bản thân nên đã Mã Tắc khinh địch, đánh mất Nhai Đình và gây nên đại họa.
Đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra thất bại đầu tiên trong cuộc Bắc phạt. Sau khi Mã Tắc bại trận trở về, Gia Cát Lượng đích thân hạ lệnh chém đầu vì nếu không làm ắt sẽ làm giảm uy danh của ông trong quân đội. Lúc đó, Gia Cát lượng đã rơi lệ, ông tự trách mình có quyết sách sai lầm và vô cùng hối hận vì đã không nghe theo lời dặn dò của Lưu Bị.
5. Không tìm kiếm, bồi dưỡng người tài mới. Sau khi ba anh em Lưu Bị chết (Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi), Gia Cát Lượng chỉ lo đem quân đi chinh phạt nước Ngụy mà không chăm lo tìm kiếm, thu hút, bồi dưỡng người tài.
Để rồi khi Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung - những viên tướng tài cuối cùng thời còn Tiên đế Lưu Bị - cũng mất vì bệnh tật, tuổi già, khiến nước Thục rơi vào tình cảnh thiếu hụt nhân tài, không thể giành thế áp đảo trong những trận đọ sức với quân Ngụy như thời Lưu Bị còn tại thế, khiến cho nhiều lần tiến quân của Gia Cát Khổng Minh không thu được kết quả như mong muốn.
Và cuối cùng khi Gia Cát Lượng mất đi, những viên tướng còn lại không đủ tài cán chống đỡ những cuộc xâm lăng của quân Ngụy, gián tiếp khiến nước Thục của hậu chủ Lưu Thiện rơi vào cảnh diệt vong.