Phú Sát Hoàng Hậu (Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu): Bà có xuất thân hiển hách, mang dòng họ Phú Sát ở Sa Tế thuộc Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ. Năm 16 tuổi, bà được vua Ung Chính tuyển chọn và trở thành vợ của Càn Long.Không chỉ tài năng trong việc quán xuyến hậu cung, bà còn là người phụ nữ cư xử hòa nhã, tốt bụng với các phi tần khác trong cung. Chính vì điều này, dù nổi tiếng đa tình, mỹ nhân vô số nhưng Càn Long luôn dành cho bà một tình yêu đặc biệt, một vị trí tôn trọng trong trái tim nhà vua.Cao Quý Phi (Tuệ Hiền Hoàng Quý Phi): Cao Quý Phi được xem là một trong những vị phi tần được vua Càn Long sủng ái hết mực. Với xuất thân từ dòng dõi Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ, tầng lớp Bao y danh giá, bà được chỉ định trở thành trắc phúc tấn của tứ hoàng tử Hoằng Lịch.Năm Càn Long thứ 10 (1745), trong lúc bệnh nặng, bà được vua Càn Long sắc phong thành Hoàng Quý Phi nhưng chỉ sau 2 ngày kế vị, bà cũng qua đời và được vua phong tặng Tuệ Hiền Hoàng Quý Phi.Nhàn Phi (Kế Hoàng Hậu): Nhàn Phi tên thật là Ô Lạt Na Lạp Thị, là con gái của Tá lĩnh Na Nhĩ Bố thuộc dòng dõi cao quý. Ban đầu, bà được chỉ định trở thành Trắc phúc tấn của tứ hoàng tử Hoằng Lịch. Đến khi lên ngôi, vua Càn Long sắc phong bà trở thành Nhàn Phi.Lịch sử ghi lại, Nhàn Phi từng bước trở thành Nhàn Quý Phi sau khi Cao Quý Phi qua đời và chỉ xếp sau Phú Sát Hoàng Hậu. Đến khi vị Hoàng Hậu đầu tiên của vua Càn Long qua đời, với sự sủng ái, thương yêu của Hoàng đế Càn Long, bà chính thức thăng tiến trở thành Kế Hoàng Hậu của nhà vua.Lệnh Phi (Lệnh Ý Hoàng Quý Phi): Lệnh Phi tên thật là Ngụy Giai Thị, có xuất thân từ Ngụy Thị. Được vua Càn Long sủng ái, vị mỹ nhân này cũng trở thành giai thoại trong lịch sử thăng tiến bậc nhất hậu cung.Lệnh phi chính là người sinh cho vua đến bốn Hoàng tử và hai Hoàng nữ. Thế nhưng, trong số đó, lại không có mấy người sống thọ, niềm an ủi duy nhất chính là Thập ngũ Hoàng tử Vĩnh Diễm sau này trở thành Gia Khánh đế. Lệnh Phi qua đời vào năm 49 tuổi, bà là người thứ 5 được hợp táng cùng vua ở địa cung.Thuần Phi (Thuần Huệ Hoàng Quý Phi): Thuần Phi tên là Thô thị – mỹ nữ được vua Càn Long sủng ái nhất. Không xuất thân cao quý lại là người Hán, khi đến tuổi trưởng thành, bà trở thành Cách Cách của tứ hoàng tử Hoằng Lịch.Nhờ được sủng ái lại sinh ra hoàng tử nên vị thế của gia đình bà cũng được nâng lên. Trong suốt nhiều năm sống trong hậu cung, bà được vua chỉ dụ tấn phong Thuần Phi Tô Thị trở thành Thuần Quý phi. Sau khi bà tạ thế, Càn Long thương tiếc khôn nguôi, ông đặc biệt xây dựng một tòa Minh lâu ngói màu lục và dựng văn bia trước mộ bà. (Ảnh trong bài mang tính chất minh họa).Mời quý độc giả xem video: Hé lộ bí mật “khó nói” đằng sau chiếc long bào của Càn Long
Phú Sát Hoàng Hậu (Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu): Bà có xuất thân hiển hách, mang dòng họ Phú Sát ở Sa Tế thuộc Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ. Năm 16 tuổi, bà được vua Ung Chính tuyển chọn và trở thành vợ của Càn Long.
Không chỉ tài năng trong việc quán xuyến hậu cung, bà còn là người phụ nữ cư xử hòa nhã, tốt bụng với các phi tần khác trong cung. Chính vì điều này, dù nổi tiếng đa tình, mỹ nhân vô số nhưng Càn Long luôn dành cho bà một tình yêu đặc biệt, một vị trí tôn trọng trong trái tim nhà vua.
Cao Quý Phi (Tuệ Hiền Hoàng Quý Phi): Cao Quý Phi được xem là một trong những vị phi tần được vua Càn Long sủng ái hết mực. Với xuất thân từ dòng dõi Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ, tầng lớp Bao y danh giá, bà được chỉ định trở thành trắc phúc tấn của tứ hoàng tử Hoằng Lịch.
Năm Càn Long thứ 10 (1745), trong lúc bệnh nặng, bà được vua Càn Long sắc phong thành Hoàng Quý Phi nhưng chỉ sau 2 ngày kế vị, bà cũng qua đời và được vua phong tặng Tuệ Hiền Hoàng Quý Phi.
Nhàn Phi (Kế Hoàng Hậu): Nhàn Phi tên thật là Ô Lạt Na Lạp Thị, là con gái của Tá lĩnh Na Nhĩ Bố thuộc dòng dõi cao quý. Ban đầu, bà được chỉ định trở thành Trắc phúc tấn của tứ hoàng tử Hoằng Lịch. Đến khi lên ngôi, vua Càn Long sắc phong bà trở thành Nhàn Phi.
Lịch sử ghi lại, Nhàn Phi từng bước trở thành Nhàn Quý Phi sau khi Cao Quý Phi qua đời và chỉ xếp sau Phú Sát Hoàng Hậu. Đến khi vị Hoàng Hậu đầu tiên của vua Càn Long qua đời, với sự sủng ái, thương yêu của Hoàng đế Càn Long, bà chính thức thăng tiến trở thành Kế Hoàng Hậu của nhà vua.
Lệnh Phi (Lệnh Ý Hoàng Quý Phi): Lệnh Phi tên thật là Ngụy Giai Thị, có xuất thân từ Ngụy Thị. Được vua Càn Long sủng ái, vị mỹ nhân này cũng trở thành giai thoại trong lịch sử thăng tiến bậc nhất hậu cung.
Lệnh phi chính là người sinh cho vua đến bốn Hoàng tử và hai Hoàng nữ. Thế nhưng, trong số đó, lại không có mấy người sống thọ, niềm an ủi duy nhất chính là Thập ngũ Hoàng tử Vĩnh Diễm sau này trở thành Gia Khánh đế. Lệnh Phi qua đời vào năm 49 tuổi, bà là người thứ 5 được hợp táng cùng vua ở địa cung.
Thuần Phi (Thuần Huệ Hoàng Quý Phi): Thuần Phi tên là Thô thị – mỹ nữ được vua Càn Long sủng ái nhất. Không xuất thân cao quý lại là người Hán, khi đến tuổi trưởng thành, bà trở thành Cách Cách của tứ hoàng tử Hoằng Lịch.
Nhờ được sủng ái lại sinh ra hoàng tử nên vị thế của gia đình bà cũng được nâng lên. Trong suốt nhiều năm sống trong hậu cung, bà được vua chỉ dụ tấn phong Thuần Phi Tô Thị trở thành Thuần Quý phi. Sau khi bà tạ thế, Càn Long thương tiếc khôn nguôi, ông đặc biệt xây dựng một tòa Minh lâu ngói màu lục và dựng văn bia trước mộ bà. (Ảnh trong bài mang tính chất minh họa).
Mời quý độc giả xem video: Hé lộ bí mật “khó nói” đằng sau chiếc long bào của Càn Long