1. Đội quân người khổng lồ Postdam: Quân đội luôn tuyển chọn những người lính to khỏe, cao lớn nhất. Tuy nhiên, chính việc tuyển chọn như vậy đối với vua Frederick William I của Phổ lại trở thành một điều ám ảnh. Vào đầu thế kỉ 18, vị hoàng đế cuồng quân sự này đã cố gắng triệu tập tất cả các binh lính cao nhất thành một đoàn quân có biệt danh “Những người khổng lồ Posdam”. Họ có thể trở thành đội bóng rổ ấn tượng với chiều cao 7 foot (hơn 2,1 m), thậm chí là 8.5 foot (hơn 2,5 m). Vua Frederich luôn quan tâm đến đội quân khổng lồ Posdam. Ông chi rất nhiều tiền cho việc thuê những người lính “quá khổ này” và mua họ từ các lực lượng quân đội khác, thậm chí còn ra lệnh bắt cóc những người dân có chiều cao khác thường đi lính. Thậm chí, hoàng đế Frederich còn bắt những người lính quá khổ phải cưới và có con với những người phụ nữ cao lớn. Ông cũng có nhiều niềm vui từ đội quân đặc biệt của mình. Đội quân khổng lồ Posdam đã diễu binh trong phòng ngủ của vua khi ông ốm. Sau khi ông chết, con trai ông đã giải tán lực lượng quân đội kì quặc này. 2. Đội quân Viking Berserke: Theo truyền thuyết của người Na Uy, “Berserker” là tầng lớp chiến binh Viking đáng sợ, được nhiều người biết đến vì họ chiến đấu với cơn thịnh nộ điên cuồng, hai mắt giận dữ trợn ngược. Đoàn quân đáng sợ này thường không mặc áo giáp mà họ mặc áo da gấu hoặc sói, thậm chí cởi trần khi tham chiến. Một khi đã vào trận, họ chém giết, đánh và cướp bóc kẻ thù táo bạo. Một số truyện saga của Na Uy đã kể rằng, những người lính này có thể biến thành quái thú hung tợn. Những kĩ thuật trong chiến trận của những người lính “berserker” khiến cho nhiều lính bình thường hay lính gác hoàng cung khiếp sợ nhưng cũng căm ghét họ. "Berserker" vẫn thường giết đồng minh của mình khi không tham gia chiến đấu để thỏa mãn cơn khát máu của họ. Hầu hết các học giả tin rằng, họ đơn thuần ở trong trạng thái bị thôi miên, nhưng cũng có quan niệm cho rằng, họ đã uống say đến mù quáng hay ăn phải một loại nấm độc. 3. Đội quân bất tử 10.000 người: Một trong những đội quân lừng danh nhất thời xưa là đội quân cảm tử 10.000 người có liên quan tới hoàng đế Achaemenid của Ba Tư. Những chiến binh này xuất hiện lần đầu trong tác phẩm của nhà chép sử biên niên người Hy Lạp Herodotus về cuộc chiến Ba Tư xâm lược Hy Lạp. Trong tác phẩm của mình, Herodotus đã mô tả những chiến binh này là “tốt nhất… và được trang bị vũ khí cừ nhất” chiến đấu dưới sự chỉ huy của vua Xerxes. Biệt danh "bất tử” của những người lính này bắt nguồn từ việc họ luôn bảo toàn quân số trong mỗi trận đánh. Nếu một người lính bị ốm hay chết trong trận chiến, anh ta sẽ được thay thế ngay để đội quân “không bao giờ nhiều hơn hay ít hơn 10.000 người”. Trong khi quân đội của ba Tư có thành phần binh lính đa quốc gia thì quân tội “Bất tử” chỉ cho phép những ai là người Ba Tư hay Medic gia nhập. Ngoài ra, những người lính trong đội quân đặc biệt này còn được ban phát các trang sức bằng vàng tượng trưng cho địa vị cao quý của mình.
4. Quân đội ma: Mùa hè năm 1944, quân đội Mỹ tập hợp nhiều họa sĩ, nhà thiết kế và chuyên gia hiệu ứng âm thanh cho một nhiệm vụ cực kì lạ lùng: xây dựng một đội quân bóng ma. Đội quân đặc biệt thứ 23 của Mỹ được biết đến là đội quân ma lấy ý tưởng từ chiến thuật của Anh ở mặt trận Bắc Phi. Quân đội ma chính là những chiếc xe jeep và xe tăng cao su được bơm phồng cùng với hiệu ứng âm thanh và ngụy trang để đánh lừa quân Đức về quy mô và binh lực thực sự của lực lượng Đồng Minh. Bằng cách thiết kế trang phục, phương tiện giả cũng như nhiễu sóng radio giả và các âm thanh giả tạo, quân đội Mỹ đã tạo nên những tiếng ồn ào như một đội quân hùng mạnh đang di chuyển. Một số diễn viên cố tình truyền thông tin sai để đánh lạc hướng gián điệp của Đức Quốc Xã. Quân đội ma đã che mắt được Đức Quốc Xã trong vài ngày. Sự thật về quân đội ma được giữ kín trong vòng vài chục năm, kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II cho tới năm 1996.5. Đội quân “Monuments men” ( tạm dịch là đội quân bảo vệ kiệt tác): Đây là lực lượng đặc biệt đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ các di sản văn hóa của châu Âu trong suốt Chiến tranh Thế giới II. Đội quân có số lượng ít người, là những sử gia nghệ thuật, người trông giữ bảo tàng và các học giả đã qua chọn lọc. "Monuments men" luôn mạo hiểm tính mạng để bảo vệ các công trình có giá trị lịch sử quan trọng khỏi sự tàn phá của chiến tranh. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của họ là đảm bảo các công trình kiến trúc văn hóa quan trọng không bị phá hủy trong suốt thời gian quân Đồng Minh tiến vào châu Âu. Các thành viên của đội quân đều thiết kế những bản đồ đặc biệt hướng dẫn các phi công nên ném bom vào những khu vực nào để tránh tàn phá các công trình. Họ cũng có biện pháp để bảo tồn, phục hồi các di sản nhân loại đã bị tàn phá.
1. Đội quân người khổng lồ Postdam: Quân đội luôn tuyển chọn những người lính to khỏe, cao lớn nhất. Tuy nhiên, chính việc tuyển chọn như vậy đối với vua Frederick William I của Phổ lại trở thành một điều ám ảnh. Vào đầu thế kỉ 18, vị hoàng đế cuồng quân sự này đã cố gắng triệu tập tất cả các binh lính cao nhất thành một đoàn quân có biệt danh “Những người khổng lồ Posdam”. Họ có thể trở thành đội bóng rổ ấn tượng với chiều cao 7 foot (hơn 2,1 m), thậm chí là 8.5 foot (hơn 2,5 m).
Vua Frederich luôn quan tâm đến đội quân khổng lồ Posdam. Ông chi rất nhiều tiền cho việc thuê những người lính “quá khổ này” và mua họ từ các lực lượng quân đội khác, thậm chí còn ra lệnh bắt cóc những người dân có chiều cao khác thường đi lính. Thậm chí, hoàng đế Frederich còn bắt những người lính quá khổ phải cưới và có con với những người phụ nữ cao lớn. Ông cũng có nhiều niềm vui từ đội quân đặc biệt của mình. Đội quân khổng lồ Posdam đã diễu binh trong phòng ngủ của vua khi ông ốm. Sau khi ông chết, con trai ông đã giải tán lực lượng quân đội kì quặc này.
2. Đội quân Viking Berserke: Theo truyền thuyết của người Na Uy, “Berserker” là tầng lớp chiến binh Viking đáng sợ, được nhiều người biết đến vì họ chiến đấu với cơn thịnh nộ điên cuồng, hai mắt giận dữ trợn ngược.
Đoàn quân đáng sợ này thường không mặc áo giáp mà họ mặc áo da gấu hoặc sói, thậm chí cởi trần khi tham chiến. Một khi đã vào trận, họ chém giết, đánh và cướp bóc kẻ thù táo bạo. Một số truyện saga của Na Uy đã kể rằng, những người lính này có thể biến thành quái thú hung tợn. Những kĩ thuật trong chiến trận của những người lính “berserker” khiến cho nhiều lính bình thường hay lính gác hoàng cung khiếp sợ nhưng cũng căm ghét họ.
"Berserker" vẫn thường giết đồng minh của mình khi không tham gia chiến đấu để thỏa mãn cơn khát máu của họ. Hầu hết các học giả tin rằng, họ đơn thuần ở trong trạng thái bị thôi miên, nhưng cũng có quan niệm cho rằng, họ đã uống say đến mù quáng hay ăn phải một loại nấm độc.
3. Đội quân bất tử 10.000 người: Một trong những đội quân lừng danh nhất thời xưa là đội quân cảm tử 10.000 người có liên quan tới hoàng đế Achaemenid của Ba Tư. Những chiến binh này xuất hiện lần đầu trong tác phẩm của nhà chép sử biên niên người Hy Lạp Herodotus về cuộc chiến Ba Tư xâm lược Hy Lạp.
Trong tác phẩm của mình, Herodotus đã mô tả những chiến binh này là “tốt nhất… và được trang bị vũ khí cừ nhất” chiến đấu dưới sự chỉ huy của vua Xerxes. Biệt danh "bất tử” của những người lính này bắt nguồn từ việc họ luôn bảo toàn quân số trong mỗi trận đánh. Nếu một người lính bị ốm hay chết trong trận chiến, anh ta sẽ được thay thế ngay để đội quân “không bao giờ nhiều hơn hay ít hơn 10.000 người”.
Trong khi quân đội của ba Tư có thành phần binh lính đa quốc gia thì quân tội “Bất tử” chỉ cho phép những ai là người Ba Tư hay Medic gia nhập. Ngoài ra, những người lính trong đội quân đặc biệt này còn được ban phát các trang sức bằng vàng tượng trưng cho địa vị cao quý của mình.
4. Quân đội ma: Mùa hè năm 1944, quân đội Mỹ tập hợp nhiều họa sĩ, nhà thiết kế và chuyên gia hiệu ứng âm thanh cho một nhiệm vụ cực kì lạ lùng: xây dựng một đội quân bóng ma. Đội quân đặc biệt thứ 23 của Mỹ được biết đến là đội quân ma lấy ý tưởng từ chiến thuật của Anh ở mặt trận Bắc Phi. Quân đội ma chính là những chiếc xe jeep và xe tăng cao su được bơm phồng cùng với hiệu ứng âm thanh và ngụy trang để đánh lừa quân Đức về quy mô và binh lực thực sự của lực lượng Đồng Minh.
Bằng cách thiết kế trang phục, phương tiện giả cũng như nhiễu sóng radio giả và các âm thanh giả tạo, quân đội Mỹ đã tạo nên những tiếng ồn ào như một đội quân hùng mạnh đang di chuyển. Một số diễn viên cố tình truyền thông tin sai để đánh lạc hướng gián điệp của Đức Quốc Xã. Quân đội ma đã che mắt được Đức Quốc Xã trong vài ngày. Sự thật về quân đội ma được giữ kín trong vòng vài chục năm, kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II cho tới năm 1996.
5. Đội quân “Monuments men” ( tạm dịch là đội quân bảo vệ kiệt tác): Đây là lực lượng đặc biệt đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ các di sản văn hóa của châu Âu trong suốt Chiến tranh Thế giới II. Đội quân có số lượng ít người, là những sử gia nghệ thuật, người trông giữ bảo tàng và các học giả đã qua chọn lọc.
"Monuments men" luôn mạo hiểm tính mạng để bảo vệ các công trình có giá trị lịch sử quan trọng khỏi sự tàn phá của chiến tranh. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của họ là đảm bảo các
công trình kiến trúc văn hóa quan trọng không bị phá hủy trong suốt thời gian quân Đồng Minh tiến vào châu Âu.
Các thành viên của đội quân đều thiết kế những bản đồ đặc biệt hướng dẫn các phi công nên ném bom vào những khu vực nào để tránh tàn phá các công trình. Họ cũng có biện pháp để bảo tồn, phục hồi các di sản nhân loại đã bị tàn phá.