Bức tượng Nhân sư nổi tiếng ở Ai Cập là “trung tâm” của nhiều giả thuyết. Nhà khảo cổ người Mỹ Mark Lehner cho rằng tượng Nhân sư và Kim tự tháp Giza được xây dựng để khai thác năng lượng từ Mặt trời. Theo một giả thuyết khác, tượng Nhân sư, Kim tự tháp Giza, sông Nile, các chòm sao Leo, Orion và Dải Ngân Hà, có sự liên kết huyền bí nào đó. Ảnh: The Richest.Một thời gian dài sau khi được xây dựng, tượng Nhân sư ở Ai Cập trở thành địa điểm thờ cúng. Nhiều người tin rằng, tượng Nhân sư này là đại diện của Đấng Tối Cao. Ảnh: The Richest.Nhiều nhà khoa học cho rằng những người xây dựng tượng Nhân sư ở Giza là các nô lệ, bị đối xử tệ bạc và phải làm việc cực nhọc tới chết. Tuy nhiên, nhà khảo cổ Mark Lehner lại phát hiện ra điều hoàn toàn ngược lại. Theo Lehner, những người xây dựng bức tượng này đã được phục vụ các bữa ăn thịnh soạn với thịt bò và thịt cừu. Ảnh: The Richest.Nhà khảo cổ Mỹ Mark Lehner và nhà khảo cổ Ai Cập Zahi Hawass đã phát hiện những hòn đá lớn và công cụ xây dựng trong khu vực tượng Nhân sư. Họ kết luận rằng, vì lý do nào đó nên tượng Nhân sư ở Giza vẫn chưa được hoàn thiện. Ảnh: The Richest.Theo The Richest, có những bằng chứng vật lý cho thấy, phần mặt của bức tượng Nhân sư ở Ai Cập từng có bộ râu nhưng sau đó “biến mất” do hiện tượng xói mòn. Ảnh: The Richest.Tượng Nhân sư ở Giza do con người xây dựng. Tuy nhiên, đến nay dư luận vẫn không biết chính xác ai là người đã cho xây dựng công trình vĩ đại này. Ảnh: The Richest.Thật khó có thể tin nổi, tượng Nhân sư này từng có nhiều màu sắc như đỏ trên khuôn mặt và xanh, vàng ở phần thân. Tuy nhiên, trải qua thời gian và điều kiện trong sa mạc, những sắc màu rực rỡ đó đã biến mất, chỉ còn lại bức tượng màu rám nắng hiện tại. Ảnh: The Richest.Theo The Richest, nhiều người cho rằng, mũi của tượng Nhân sư ở Giza bị mất là do Hoàng đế Napoleon Bonaparte. Tuy nhiên, một số tài liệu lịch sử cho biết, Muhammad Sa'im al-Dahr mới chính là người phá hoại chiếc mũi của bức tượng này. Ảnh: The Richest.Bức tượng Nhân sư từng bị cát chôn vùi. Ảnh: The Richest.Tượng Nhân sư này có nhiều tên gọi khác nhau. Năm 1400 trước Công nguyên, nó được gọi là “Tượng Thần Khepri vĩ đại”. Ngoài ra, bức tượng này còn có những tên gọi khác như “Horem-Akhet”, “balhib” và “bilhaw”. Ảnh: The Richest.Tượng Nhân sư dài 73,5 mét và cao 20 mét này là bức tượng bằng đá lớn nhất thế giới. Ảnh: The Richest.Tượng Nhân sư ở Giza được cho là bức tượng cổ nhất trong lịch sử nhân loại. Ảnh: The Richest.
Bức tượng Nhân sư nổi tiếng ở Ai Cập là “trung tâm” của nhiều giả thuyết. Nhà khảo cổ người Mỹ Mark Lehner cho rằng tượng Nhân sư và Kim tự tháp Giza được xây dựng để khai thác năng lượng từ Mặt trời. Theo một giả thuyết khác, tượng Nhân sư, Kim tự tháp Giza, sông Nile, các chòm sao Leo, Orion và Dải Ngân Hà, có sự liên kết huyền bí nào đó. Ảnh: The Richest.
Một thời gian dài sau khi được xây dựng, tượng Nhân sư ở Ai Cập trở thành địa điểm thờ cúng. Nhiều người tin rằng, tượng Nhân sư này là đại diện của Đấng Tối Cao. Ảnh: The Richest.
Nhiều nhà khoa học cho rằng những người xây dựng tượng Nhân sư ở Giza là các nô lệ, bị đối xử tệ bạc và phải làm việc cực nhọc tới chết. Tuy nhiên, nhà khảo cổ Mark Lehner lại phát hiện ra điều hoàn toàn ngược lại. Theo Lehner, những người xây dựng bức tượng này đã được phục vụ các bữa ăn thịnh soạn với thịt bò và thịt cừu. Ảnh: The Richest.
Nhà khảo cổ Mỹ Mark Lehner và nhà khảo cổ Ai Cập Zahi Hawass đã phát hiện những hòn đá lớn và công cụ xây dựng trong khu vực tượng Nhân sư. Họ kết luận rằng, vì lý do nào đó nên tượng Nhân sư ở Giza vẫn chưa được hoàn thiện. Ảnh: The Richest.
Theo The Richest, có những bằng chứng vật lý cho thấy, phần mặt của bức tượng Nhân sư ở Ai Cập từng có bộ râu nhưng sau đó “biến mất” do hiện tượng xói mòn. Ảnh: The Richest.
Tượng Nhân sư ở Giza do con người xây dựng. Tuy nhiên, đến nay dư luận vẫn không biết chính xác ai là người đã cho xây dựng công trình vĩ đại này. Ảnh: The Richest.
Thật khó có thể tin nổi, tượng Nhân sư này từng có nhiều màu sắc như đỏ trên khuôn mặt và xanh, vàng ở phần thân. Tuy nhiên, trải qua thời gian và điều kiện trong sa mạc, những sắc màu rực rỡ đó đã biến mất, chỉ còn lại bức tượng màu rám nắng hiện tại. Ảnh: The Richest.
Theo The Richest, nhiều người cho rằng, mũi của tượng Nhân sư ở Giza bị mất là do Hoàng đế Napoleon Bonaparte. Tuy nhiên, một số tài liệu lịch sử cho biết, Muhammad Sa'im al-Dahr mới chính là người phá hoại chiếc mũi của bức tượng này. Ảnh: The Richest.
Bức tượng Nhân sư từng bị cát chôn vùi. Ảnh: The Richest.
Tượng Nhân sư này có nhiều tên gọi khác nhau. Năm 1400 trước Công nguyên, nó được gọi là “Tượng Thần Khepri vĩ đại”. Ngoài ra, bức tượng này còn có những tên gọi khác như “Horem-Akhet”, “balhib” và “bilhaw”. Ảnh: The Richest.
Tượng Nhân sư dài 73,5 mét và cao 20 mét này là bức tượng bằng đá lớn nhất thế giới. Ảnh: The Richest.
Tượng Nhân sư ở Giza được cho là bức tượng cổ nhất trong lịch sử nhân loại. Ảnh: The Richest.