Hibakusha là cụm từ được Nhật Bản dùng để chỉ những nạn nhân của vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Ảnh: L25.Ngày 6/8/1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima khiến thành phố này gần như bị san phẳng, khiến khoảng 140.000 người dân Hiroshima thiệt mạng. Ngày 9/8/1945, quả bom thứ hai mang tên “Fat Man” đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki khiến khoảng 80.000 người thiệt mạng. Ảnh: L25.Vụ nổ bom mạnh đến mức hình bóng của những người bị thiêu sống vẫn còn in dấu trên bậc thang, vỉa hè và các bức tường,...Ảnh: L25.Hàng chục năm sau vụ ném bom, việc các bậc phụ huynh thuê thám tử đề điều tra xem liệu con dâu (hoặc con rể) tương lai của họ có phải là Hibakusha hay không là điều hoàn toàn bình thường. Ảnh: L25.Theo List25, những người sống sót trong vụ ném bom và con cháu của họ bị phân biệt đối xử trong xã hội. Được biết, nhiều Hibakusha rất khó kết hôn hoặc tìm được việc làm. Ảnh: L25.Tàn tích của tòa nhà Triển lãm Thương mại Hiroshima, hiện là một phần trong Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, đã được công nhận là Di sản thế giới vào năm 1996. Ảnh: L25.Không có sự khác biệt về sức khỏe hoặc tỷ lệ biến đổi gen ở con cái những người sống sót trong vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki. Ảnh: L25.Theo ước tính, khoảng 10% nạn nhân của vụ ném bom Hiroshima và Nagasaki là người Triều Tiên.Cho tới năm 1958, dân số ở Hiroshima là 410.000 người. Ngày nay, dân số của thành phố này là khoảng 1,2 triệu người. Ảnh: L25.Thành phố Hiroshima tiếp tục ủng hộ việc bãi bỏ toàn bộ các loại vũ khí hạt nhân. Ảnh: L25.Theo nghiên cứu của nhà sinh học phân tử Bertrand Jordan, tuổi thọ trung bình của những người sống sót trong vụ ném bom Hiroshima và Nagasaki chỉ ít hơn vài tháng so với những người không bị phơi nhiễm phóng xạ. Ảnh: L25.Năm 2005, nhiều thị trấn xung quanh Nagasaki, bao gồm Koyagi, Iojima, Nomozaki, Sanwa, Sotome và Takashima, đã được sáp nhập vào thành phố này. Ảnh: L25.Vào ngày 6/8 hàng năm, một buổi lễ tưởng niệm sẽ được tổ chức tại Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima. Trong buổi lễ này, Thủ tướng Nhật Bản và Thị trưởng Hiroshima sẽ có bài phát biểu vào đúng 8h15 (thời điểm xảy ra vụ nổ năm 1945). Ảnh: L25.Hiroshima, thủ phủ của tỉnh Hiroshima, là nơi đặt trụ sở của Công ty Mazda Motors – nhà sản xuất ô tô nổi tiếng của Nhật Bản. Ảnh: L25.Bức tượng Hòa bình nặng 30 tấn được dựng ở Công viên Hòa bình Nagasaki ở thành phố Nagasaki. Cánh tay phải của tượng chỉ lên trời ám chỉ mối đe dọa vũ khí hạt nhân và cánh tay trái nằm ngang biểu tượng cho hòa bình. Ảnh: L25.Hoa trúc đào hiện nay là loài hoa biểu tượng của Hiroshima vì đây là loài hoa đầu tiên nở trong thành phố này sau vụ ném bom nguyên tử. Ảnh: L25.Vào ngày 9/8/1945, dân số của Nagasaki ước tính khoảng 260 nghìn người. Hiện tại, dân số của thành phố này là gần 500 nghìn người. Ảnh: L25.Cây bạch quả hiện giờ là biểu tượng hy vọng của Nhật Bản. Được biết, có 6 cây bạch quả đã sống sót sau sự kiện Mỹ thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima năm 1945. Ảnh: L25.
Hibakusha là cụm từ được Nhật Bản dùng để chỉ những nạn nhân của vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Ảnh: L25.
Ngày 6/8/1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima khiến thành phố này gần như bị san phẳng, khiến khoảng 140.000 người dân Hiroshima thiệt mạng. Ngày 9/8/1945, quả bom thứ hai mang tên “Fat Man” đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki khiến khoảng 80.000 người thiệt mạng. Ảnh: L25.
Vụ nổ bom mạnh đến mức hình bóng của những người bị thiêu sống vẫn còn in dấu trên bậc thang, vỉa hè và các bức tường,...Ảnh: L25.
Hàng chục năm sau vụ ném bom, việc các bậc phụ huynh thuê thám tử đề điều tra xem liệu con dâu (hoặc con rể) tương lai của họ có phải là Hibakusha hay không là điều hoàn toàn bình thường. Ảnh: L25.
Theo List25, những người sống sót trong vụ ném bom và con cháu của họ bị phân biệt đối xử trong xã hội. Được biết, nhiều Hibakusha rất khó kết hôn hoặc tìm được việc làm. Ảnh: L25.
Tàn tích của tòa nhà Triển lãm Thương mại Hiroshima, hiện là một phần trong Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, đã được công nhận là Di sản thế giới vào năm 1996. Ảnh: L25.
Không có sự khác biệt về sức khỏe hoặc tỷ lệ biến đổi gen ở con cái những người sống sót trong vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki. Ảnh: L25.
Theo ước tính, khoảng 10% nạn nhân của vụ ném bom Hiroshima và Nagasaki là người Triều Tiên.
Cho tới năm 1958, dân số ở Hiroshima là 410.000 người. Ngày nay, dân số của thành phố này là khoảng 1,2 triệu người. Ảnh: L25.
Thành phố Hiroshima tiếp tục ủng hộ việc bãi bỏ toàn bộ các loại vũ khí hạt nhân. Ảnh: L25.
Theo nghiên cứu của nhà sinh học phân tử Bertrand Jordan, tuổi thọ trung bình của những người sống sót trong vụ ném bom Hiroshima và Nagasaki chỉ ít hơn vài tháng so với những người không bị phơi nhiễm phóng xạ. Ảnh: L25.
Năm 2005, nhiều thị trấn xung quanh Nagasaki, bao gồm Koyagi, Iojima, Nomozaki, Sanwa, Sotome và Takashima, đã được sáp nhập vào thành phố này. Ảnh: L25.
Vào ngày 6/8 hàng năm, một buổi lễ tưởng niệm sẽ được tổ chức tại Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima. Trong buổi lễ này, Thủ tướng Nhật Bản và Thị trưởng Hiroshima sẽ có bài phát biểu vào đúng 8h15 (thời điểm xảy ra vụ nổ năm 1945). Ảnh: L25.
Hiroshima, thủ phủ của tỉnh Hiroshima, là nơi đặt trụ sở của Công ty Mazda Motors – nhà sản xuất ô tô nổi tiếng của Nhật Bản. Ảnh: L25.
Bức tượng Hòa bình nặng 30 tấn được dựng ở Công viên Hòa bình Nagasaki ở thành phố Nagasaki. Cánh tay phải của tượng chỉ lên trời ám chỉ mối đe dọa vũ khí hạt nhân và cánh tay trái nằm ngang biểu tượng cho hòa bình. Ảnh: L25.
Hoa trúc đào hiện nay là loài hoa biểu tượng của Hiroshima vì đây là loài hoa đầu tiên nở trong thành phố này sau vụ ném bom nguyên tử. Ảnh: L25.
Vào ngày 9/8/1945, dân số của Nagasaki ước tính khoảng 260 nghìn người. Hiện tại, dân số của thành phố này là gần 500 nghìn người. Ảnh: L25.
Cây bạch quả hiện giờ là biểu tượng hy vọng của Nhật Bản. Được biết, có 6 cây bạch quả đã sống sót sau sự kiện Mỹ thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima năm 1945. Ảnh: L25.