1. Vào đầu tháng 5/2014, trong buổi họp báo quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng xác nhận về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu Hải Dương 981 trái phép ở vùng hải phận Việt Nam.Cũng trong buổi họp báo này, hình ảnh tàu bảo vệ giàn khoan trên có hành động hung hăng, chủ động đâm và phun vòi rồng vào tàu Việt Nam cũng được công bố. Sau diễn biến này, chủ đề tranh luận xoay quanh tình hình Biển Đông đã trở thành tâm điểm trong các cuộc hội thảo, hội nghị bàn tròn chính thức trên thế giới.2. Cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở Ukraine khởi nguồn từ việc chính phủ của Tổng thống Viktor Yanukovych hồi cuối năm 2013 bất ngờ hủy bỏ việc ký kết các thỏa thuận chính trị, thương mại lịch sử với EU. Thay vào đó, Ukraine chọn con đường kết thân hơn với Nga. Hàng loạt các cuộc biểu tình đã diễn ra ở Quảng trường Maidan, Kiev để phản đối quyết định hoãn ký kết hiệp định với EU.Các cuộc biểu tình này đã gây áp lực không nhỏ lên chính quyền Kiev của Tổng thống Yanukovych. Vào tháng 2/2014, ông Yanukovych đã bị cách chức trong một phiên họp của Quốc hội và một chính quyền mới lên thay. Trong cuộc họp Quốc hội gần đây, các đại biểu tham dự đã bỏ phiếu tước danh xưng Tổng thống của ông Yanukovych.Do không công nhận chính quyền trung ương mới, người dân bán đảo Crimea đã bỏ phiếu trưng cầu dân ý về việc tuyên bố độc lập với Kiev và sáp nhập với Liên bang Nga. Sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga đã khiến các nước phương Tây ra đòn trừng phạt Moscow, làm nền kinh tế nước này chao đảo vào thời gian cuối năm 2014.Sự việc tiếp tục diễn biến xấu khi người dân miền đông Ukraine đấu tranh đòi ly khai, dẫn tới việc chính quyền trung ương Kiev mới phát động chiến dịch quân sự ở vùng này kể từ hồi giữa tháng 4/2014. Cho tới nay, lối thoát cho cuộc khủng hoảng vẫn là một câu hỏi khó trả lời bất chấp những nỗ lực từ các bên trung gian.3. 2014 là năm ghi nhận hàng loạt vụ tai nạn hàng không, cả dân sự và quân sự. Điển hình, hãng máy bay Malaysia Airlines năm qua đã chịu nhiều tổn thất nặng nề trong hai vụ: máy bay số hiệu MH370 biến mất ngày 17/7/2014 (đến nay vẫn chưa tìm thấy được tung tích) và máy bay số hiệu MH17 bị bắn hạ trên bầu trời vùng chiến sự miền đông Ukraine. Ảnh trên là hiện trường vụ máy bay MH17 bị bắn rơi ở làng quê miền đông Ukraine.Cùng với đó, các cuộc tai nạn thảm khốc của các máy bay trong quân đội các nước cũng được ghi nhận, bao gồm vụ rơi máy bay quân sự Antonov AN-74-300 của Lào hồi tháng 5/2014 hay như vụ máy bay tiêm kích F-16 của Hy Lạp rơi ở miền trung Tây Ban Nha, làm 10 người thiệt mạng và 13 bị thương. Nhân viên cứu hộ xem xét hiện trường máy bay quân sự AN 74-300 của Lào rơi gần làng Nadee, tỉnh Xiengkouang.4. Thế giới ngày càng lo ngại trước sự hoành hành của 2 phiến quân nổi dậy là Boko Haram và Nhà nước Hồi giáo (IS). Trong năm qua, IS từng bước mở rộng vùng đất chiếm đóng dọc một dải dài ở Syria và Iraq và còn khét tiếng với sự tàn bạo của mình khi liên tục đăng tải hình ảnh các vụ hành quyết con tin.Boko Haram là một nhóm phiến quân Hồi giáo vũ trang Hồi giáo được thành lập và hoạt động mạnh mẽ ở Nigeria. Gần đây nhất, các chiến binh Boko Haram lần đầu tiến công vào lãnh thổ Niger cùng hàng loạt làng mạc của Cameroon.5. Đại dịch Ebola hoành hành: Bùng phát tại ngôi làng ở Guéckédou, phía đông nam Guinea hồi đầu năm 2014, đại dịch Ebola nhanh chóng bùng phát ở 4 quốc gia Tây Phi và nhanh chóng trở thành nỗi lo sợ cho hàng nghìn người trên khắp thế giới. Cho đến nay, tình hình đại dịch đã có chiều hướng suy giảm, nhưng nó vẫn là ám ảnh đối với không ít người.6. Các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở đặc khu hành chính Hồng Kông trong năm qua đã một phen làm chính quyền trung ương Trung Quốc bối rối. Sau thời gian bám trụ trên các ngả đường phố chính của đặc khu, hàng ngàn người dân đã lần lượt rời bỏ các lán trại.Dẫu rằng vậy, Bắc Kinh một lần nữa thể hiện sự kiên định trong việc áp dụng chế độ bầu cử người đứng đầu chính quyền Hồng Kông vào năm 2017 theo hình thức phổ thông đầu phiếu.7. Tại Đông Nam Á, đất nước Thái Lan trong năm qua cũng có không ít những biến động về chính trị. Hàng loạt các cuộc biểu tình khởi nguồn từ cuối năm 2013 đã diễn ra nhằm mục đích phản đối việc Hạ viện nước này thông qua dự luật ân xá cho phép tha bổng cho tất cả các đảng phái cũng như cá nhân liên quan tới các vụ bạo động hay bị bắt giữ từ năm 2004.Vụ việc lên tới đỉnh điểm khi vào tháng 5/014 khi quân đội nước này đảo chính giành quyền lực và áp dụng các biện pháp thắt chặt an ninh nghiêm ngặt khắp đất nước cũng như cải tổ bộ máy cầm quyền.
1. Vào đầu tháng 5/2014, trong buổi họp báo quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng xác nhận về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu Hải Dương 981 trái phép ở vùng hải phận Việt Nam.
Cũng trong buổi họp báo này, hình ảnh tàu bảo vệ giàn khoan trên có hành động hung hăng, chủ động đâm và phun vòi rồng vào tàu Việt Nam cũng được công bố. Sau diễn biến này, chủ đề tranh luận xoay quanh tình hình Biển Đông đã trở thành tâm điểm trong các cuộc hội thảo, hội nghị bàn tròn chính thức trên thế giới.
2. Cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở Ukraine khởi nguồn từ việc chính phủ của Tổng thống Viktor Yanukovych hồi cuối năm 2013 bất ngờ hủy bỏ việc ký kết các thỏa thuận chính trị, thương mại lịch sử với EU. Thay vào đó, Ukraine chọn con đường kết thân hơn với Nga. Hàng loạt các cuộc biểu tình đã diễn ra ở Quảng trường Maidan, Kiev để phản đối quyết định hoãn ký kết hiệp định với EU.
Các cuộc biểu tình này đã gây áp lực không nhỏ lên chính quyền Kiev của Tổng thống Yanukovych. Vào tháng 2/2014, ông Yanukovych đã bị cách chức trong một phiên họp của Quốc hội và một chính quyền mới lên thay. Trong cuộc họp Quốc hội gần đây, các đại biểu tham dự đã bỏ phiếu tước danh xưng Tổng thống của ông Yanukovych.
Do không công nhận chính quyền trung ương mới, người dân bán đảo Crimea đã bỏ phiếu trưng cầu dân ý về việc tuyên bố độc lập với Kiev và sáp nhập với Liên bang Nga. Sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga đã khiến các nước phương Tây ra đòn trừng phạt Moscow, làm nền kinh tế nước này chao đảo vào thời gian cuối năm 2014.
Sự việc tiếp tục diễn biến xấu khi người dân miền đông Ukraine đấu tranh đòi ly khai, dẫn tới việc chính quyền trung ương Kiev mới phát động chiến dịch quân sự ở vùng này kể từ hồi giữa tháng 4/2014. Cho tới nay, lối thoát cho cuộc khủng hoảng vẫn là một câu hỏi khó trả lời bất chấp những nỗ lực từ các bên trung gian.
3. 2014 là năm ghi nhận hàng loạt vụ tai nạn hàng không, cả dân sự và quân sự. Điển hình, hãng máy bay Malaysia Airlines năm qua đã chịu nhiều tổn thất nặng nề trong hai vụ: máy bay số hiệu MH370 biến mất ngày 17/7/2014 (đến nay vẫn chưa tìm thấy được tung tích) và máy bay số hiệu MH17 bị bắn hạ trên bầu trời vùng chiến sự miền đông Ukraine. Ảnh trên là hiện trường vụ máy bay MH17 bị bắn rơi ở làng quê miền đông Ukraine.
Cùng với đó, các cuộc tai nạn thảm khốc của các máy bay trong quân đội các nước cũng được ghi nhận, bao gồm vụ rơi máy bay quân sự Antonov AN-74-300 của Lào hồi tháng 5/2014 hay như vụ máy bay tiêm kích F-16 của Hy Lạp rơi ở miền trung Tây Ban Nha, làm 10 người thiệt mạng và 13 bị thương. Nhân viên cứu hộ xem xét hiện trường máy bay quân sự AN 74-300 của Lào rơi gần làng Nadee, tỉnh Xiengkouang.
4. Thế giới ngày càng lo ngại trước sự hoành hành của 2 phiến quân nổi dậy là Boko Haram và Nhà nước Hồi giáo (IS). Trong năm qua, IS từng bước mở rộng vùng đất chiếm đóng dọc một dải dài ở Syria và Iraq và còn khét tiếng với sự tàn bạo của mình khi liên tục đăng tải hình ảnh các vụ hành quyết con tin.
Boko Haram là một nhóm phiến quân Hồi giáo vũ trang Hồi giáo được thành lập và hoạt động mạnh mẽ ở Nigeria. Gần đây nhất, các chiến binh Boko Haram lần đầu tiến công vào lãnh thổ Niger cùng hàng loạt làng mạc của Cameroon.
5. Đại dịch Ebola hoành hành: Bùng phát tại ngôi làng ở Guéckédou, phía đông nam Guinea hồi đầu năm 2014, đại dịch Ebola nhanh chóng bùng phát ở 4 quốc gia Tây Phi và nhanh chóng trở thành nỗi lo sợ cho hàng nghìn người trên khắp thế giới. Cho đến nay, tình hình đại dịch đã có chiều hướng suy giảm, nhưng nó vẫn là ám ảnh đối với không ít người.
6. Các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở đặc khu hành chính Hồng Kông trong năm qua đã một phen làm chính quyền trung ương Trung Quốc bối rối. Sau thời gian bám trụ trên các ngả đường phố chính của đặc khu, hàng ngàn người dân đã lần lượt rời bỏ các lán trại.
Dẫu rằng vậy, Bắc Kinh một lần nữa thể hiện sự kiên định trong việc áp dụng chế độ bầu cử người đứng đầu chính quyền Hồng Kông vào năm 2017 theo hình thức phổ thông đầu phiếu.
7. Tại Đông Nam Á, đất nước Thái Lan trong năm qua cũng có không ít những biến động về chính trị. Hàng loạt các cuộc biểu tình khởi nguồn từ cuối năm 2013 đã diễn ra nhằm mục đích phản đối việc Hạ viện nước này thông qua dự luật ân xá cho phép tha bổng cho tất cả các đảng phái cũng như cá nhân liên quan tới các vụ bạo động hay bị bắt giữ từ năm 2004.
Vụ việc lên tới đỉnh điểm khi vào tháng 5/014 khi quân đội nước này đảo chính giành quyền lực và áp dụng các biện pháp thắt chặt an ninh nghiêm ngặt khắp đất nước cũng như cải tổ bộ máy cầm quyền.