Cùng điểm lại những sự kiện chấn động Châu Á năm 2015. Ngày 9/1, Ủy ban bầu cử Sri Lanka thông báo cựu ứng viên Liên minh Mặt trận Dân chủ Mới (NDF), do đảng Dân tộc Thống nhất (UNP) đứng đầu, Maithripala Sirisena, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra hôm 8/1 với 51,28% số phiếu ủng hộ. Chiến thắng này chấm dứt một thập kỷ cầm quyền của Tổng thống đương nhiệm khi đó là Mahinda Rajapaksa.Ngày 30/1: Hơn 60 người thiệt mạng trong vụ đánh bom nhằm vào một nhà thờ của người Shiite ở thị trấn Shikarpur, miền đông nam Pakistan. Nhóm cực đoan theo dòng Sunni, Jundaullah – một nhánh của phiến quân Taliban ở Pakistan – đã nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công đẫm máu này.Ngày 4/2, một máy bay phản lực cánh quạt của hãng hàng không Đài Loan TransAsia Airways đã lao xuống một dòng sông ngay sau khi vừa cất cánh từ sân bay Đài Bắc, khiến 43 người thiệt mạng.Ngày 25/2: Cơn bão mùa đông gây ra vụ lở tuyết kinh hoàng ở miền bắc Kabul, Afghanistan, khiến gần 250 người thiệt mạng.Ngày 18/4: Tại thành phố Jalalabad, miền đông Afghanistan, hơn 30 dân thường thiệt mạng trong một vụ đánh bom tự sát do phiến quân IS thực hiện. Đây là lần đầu tiên phiến quân IS thực hiện vụ tấn công khủng bố ở quốc gia Châu Á này.Ngày 25/4 và 12/5: Hai trận động đất mạnh 7,8 và 7,2 độ Richter làm rung chuyển Nepal và cướp đi sinh mạng của gần 8.800 người.Tháng 5: Cuộc khủng hoảng tị nạn leo thang. Hầu hết người tị nạn đến từ khu vực biên giới giữa Myanmar và Bangladesh.Tối 1/6, một tàu thủy chở khách mang tên "Ngôi sao phương Đông" chìm trên sông Dương Tử (Yangtze) của Trung Quốc, khiến hơn 440 người thiệt mạng. Nguyên nhân thảm kịch này được cho là do một cơn bão.Tháng 5/6: Ấn Độ và Pakistan đối mặt với đợt nắng nóng cực điểm, khiến gần 2.500 người ở Ấn Độ thiệt mạng, trong khi con số này ở Pakistan là khoảng 1.200.Ngày 14/7: Thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran và nhóm P5+1 gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức đã đạt được tại Vienna (Áo), sau nhiều năm bền bỉ đàm phán.Ngày 29/7: Chính phủ Afghanistan thông báo về cái chết của thủ lĩnh Taliban, Mullah Omar. Theo các nhà chức trách, thủ lĩnh Omar đã chết vào năm 2013 vì bệnh lao.Ngày 11/8: Nhật Bản tái khởi động lò phản ứng hạt nhân ở nhà máy năng lượng hạt nhân Sendai, miền nam nước này.Ngày 17/8: Một vụ tấn công khủng bố đền Erawan, thủ đô Bangkok, Thái Lan, đã khiến 20 người thiệt mạng, trong đó chủ yếu là người nước ngoài, và 120 người bị thương.Tháng 9: Hàng nghìn vụ cháy rừng xảy ra tại Indonesia. Khói bao phủ sang Malaysia, Thái Lan và Singapore, ảnh hưởng tới tổng cộng 40 triệu người.Ngày 28/9: Phiến quân Taliban tấn công và chiếm đóng thành phố Kunduz, Afghanistan. Tuy nhiên, nhiều ngày sau quân đội Afghanistan đã giành lại quyền kiểm soát thành phố này với sự trợ giúp của các lực lượng nước ngoài.Ngày 5/10: Sau nhiều năm đàm phán, 12 quốc gia bao gồm Mỹ, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP).Ngày 15/10: Tổng thống Mỹ Barack Obama thay đổi thời gian binh sĩ rút khỏi Afghanistan. Theo đó, khoảng 9.600 binh sĩ đóng quân tại Afghanistan cho tới năm 2016.Ngày 29/10: Trung Quốc đã quyết định bãi bỏ chính sách một con vốn được áp dụng từ năm 1979 nhằm kiểm soát dân số.Tháng 10: Các cuộc đoàn tụ gia đình ly tán hai miền Triều Tiên chính thức diễn ra trong không khí xúc động ở khu nghỉ dưỡng trên núi Kumgang, Triều Tiên.Ngày 7/11: Lần đầu tiên trong lịch sử, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp trực tiếp với nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu tại Singapore.Ngày 8/11: Hơn 30 triệu cử tri Myanmar bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên ở nước này sau 25 năm. Kết quả cuộc bầu cử Myanmar, đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) đối lập của bà Aung San Suu Kyi giành thắng lợi với 886 ghế, chiếm 77,04% số ghế tại ba cấp của cơ quan lập pháp.Tháng 12: Thủ đô Bắc Kinh mù mịt vì ô nhiễm không khí. Chính quyền thành phố lần đầu tiên “báo động đỏ” về tình trạng ô nhiễm không khí.
Cùng điểm lại những sự kiện chấn động Châu Á năm 2015. Ngày 9/1, Ủy ban bầu cử Sri Lanka thông báo cựu ứng viên Liên minh Mặt trận Dân chủ Mới (NDF), do đảng Dân tộc Thống nhất (UNP) đứng đầu, Maithripala Sirisena, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra hôm 8/1 với 51,28% số phiếu ủng hộ. Chiến thắng này chấm dứt một thập kỷ cầm quyền của Tổng thống đương nhiệm khi đó là Mahinda Rajapaksa.
Ngày 30/1: Hơn 60 người thiệt mạng trong vụ đánh bom nhằm vào một nhà thờ của người Shiite ở thị trấn Shikarpur, miền đông nam Pakistan. Nhóm cực đoan theo dòng Sunni, Jundaullah – một nhánh của phiến quân Taliban ở Pakistan – đã nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công đẫm máu này.
Ngày 4/2, một máy bay phản lực cánh quạt của hãng hàng không Đài Loan TransAsia Airways đã lao xuống một dòng sông ngay sau khi vừa cất cánh từ sân bay Đài Bắc, khiến 43 người thiệt mạng.
Ngày 25/2: Cơn bão mùa đông gây ra vụ lở tuyết kinh hoàng ở miền bắc Kabul, Afghanistan, khiến gần 250 người thiệt mạng.
Ngày 18/4: Tại thành phố Jalalabad, miền đông Afghanistan, hơn 30 dân thường thiệt mạng trong một vụ đánh bom tự sát do phiến quân IS thực hiện. Đây là lần đầu tiên phiến quân IS thực hiện vụ tấn công khủng bố ở quốc gia Châu Á này.
Ngày 25/4 và 12/5: Hai trận động đất mạnh 7,8 và 7,2 độ Richter làm rung chuyển Nepal và cướp đi sinh mạng của gần 8.800 người.
Tháng 5: Cuộc khủng hoảng tị nạn leo thang. Hầu hết người tị nạn đến từ khu vực biên giới giữa Myanmar và Bangladesh.
Tối 1/6, một tàu thủy chở khách mang tên "Ngôi sao phương Đông" chìm trên sông Dương Tử (Yangtze) của Trung Quốc, khiến hơn 440 người thiệt mạng. Nguyên nhân thảm kịch này được cho là do một cơn bão.
Tháng 5/6: Ấn Độ và Pakistan đối mặt với đợt nắng nóng cực điểm, khiến gần 2.500 người ở Ấn Độ thiệt mạng, trong khi con số này ở Pakistan là khoảng 1.200.
Ngày 14/7: Thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran và nhóm P5+1 gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức đã đạt được tại Vienna (Áo), sau nhiều năm bền bỉ đàm phán.
Ngày 29/7: Chính phủ Afghanistan thông báo về cái chết của thủ lĩnh Taliban, Mullah Omar. Theo các nhà chức trách, thủ lĩnh Omar đã chết vào năm 2013 vì bệnh lao.
Ngày 11/8: Nhật Bản tái khởi động lò phản ứng hạt nhân ở nhà máy năng lượng hạt nhân Sendai, miền nam nước này.
Ngày 17/8: Một vụ tấn công khủng bố đền Erawan, thủ đô Bangkok, Thái Lan, đã khiến 20 người thiệt mạng, trong đó chủ yếu là người nước ngoài, và 120 người bị thương.
Tháng 9: Hàng nghìn vụ cháy rừng xảy ra tại Indonesia. Khói bao phủ sang Malaysia, Thái Lan và Singapore, ảnh hưởng tới tổng cộng 40 triệu người.
Ngày 28/9: Phiến quân Taliban tấn công và chiếm đóng thành phố Kunduz, Afghanistan. Tuy nhiên, nhiều ngày sau quân đội Afghanistan đã giành lại quyền kiểm soát thành phố này với sự trợ giúp của các lực lượng nước ngoài.
Ngày 5/10: Sau nhiều năm đàm phán, 12 quốc gia bao gồm Mỹ, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Ngày 15/10: Tổng thống Mỹ Barack Obama thay đổi thời gian binh sĩ rút khỏi Afghanistan. Theo đó, khoảng 9.600 binh sĩ đóng quân tại Afghanistan cho tới năm 2016.
Ngày 29/10: Trung Quốc đã quyết định bãi bỏ chính sách một con vốn được áp dụng từ năm 1979 nhằm kiểm soát dân số.
Tháng 10: Các cuộc đoàn tụ gia đình ly tán hai miền Triều Tiên chính thức diễn ra trong không khí xúc động ở khu nghỉ dưỡng trên núi Kumgang, Triều Tiên.
Ngày 7/11: Lần đầu tiên trong lịch sử, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp trực tiếp với nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu tại Singapore.
Ngày 8/11: Hơn 30 triệu cử tri Myanmar bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên ở nước này sau 25 năm. Kết quả cuộc bầu cử Myanmar, đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) đối lập của bà Aung San Suu Kyi giành thắng lợi với 886 ghế, chiếm 77,04% số ghế tại ba cấp của cơ quan lập pháp.
Tháng 12: Thủ đô Bắc Kinh mù mịt vì ô nhiễm không khí. Chính quyền thành phố lần đầu tiên “báo động đỏ” về tình trạng ô nhiễm không khí.