Năm 2015, khoảng 300 sự kiện ở Frankfurt để kỉ niệm sự kiện nước Đức thống nhất sẽ được tổ chức. Cụ thể, ngày 3/10, toàn thể người dân nước Đức tưng bừng tham gia các hoạt động kỉ niệm sự kiện Đông Đức và Tây Đức "về chung một nhà".Thủ tướng Đức Angela Merkel chụp ảnh cùng người dân nhân dịp kỉ niệm 25 năm Ngày thống nhất nước Đức.Nhân dịp này, đài phát thanh Sputnik đã đăng tải một bộ ảnh tư liệu về sự kiện trên. Ngày 21/4/1945, Hồng quân Liên Xô tiến sát cửa ngõ Berlin và treo cờ đỏ búa liềm chiến thắng trên nóc Tòa nhà Quốc hội Đức hôm 1/5. Ngày 2/5, sau khi Tư lệnh quân Đức Quốc xã ở Berlin, Trung tướng Helmut Weidling tuyên bố đầu hàng. Về cơ bản, Berlin đã hoàn toàn thất thủ.Khi Chiến tranh Thế giới 2 kết thúc, đại diện tham gia Hội nghị Yalta quyết định chia nước Đức và cả Thủ đô Berlin thành bốn khu vực chiếm đóng do các nước Đồng minh (gồm Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô) kiểm soát và quản lý. Ban đầu, biên giới của các vùng chiếm đóng này mở ra và người dân Đức có thể tự do đi lại giữa các khu vực.Năm 1948, cuộc khủng hoảng đầu tiên nổ ra khi Liên Xô đưa ra các biện pháp để ngăn dòng người chạy sang Tây Đức. Sang năm sau, Cộng hòa Liên bang Đức (tức Tây Đức - FRG) được thành lập trong ba vùng chiếm đóng ở phía tây. Đáp trả lại, nước Cộng hòa Dân chủ Đức (tức Đông Đức - GDR) ở vùng do Liên Xô quản lý cũng ra đời.Tháng 4/1953, Đông Đức tăng giá đường và cắt giảm lương. Ngày 16/6 cùng năm đó, chừng 10.000 công nhân đổ xuống đường biểu tình đòi chính quyền Đông Đức rút lại quyết định trên.Họ đã thành công, nhưng các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục.Tháng 8/1961, Đông Đức bắt đầu dựng lên một bức tường chia cắt phần phía đông và tây Berlin. Mọi chuyển trở nên nghiêm trọng vào hôm 20/8 khi các xe tăng Mỹ được triển khai tới để phá bức tường, nhưng sau đó đụng độ với quân Liên Xô. Ngày hôm sau, tình hình dịu xuống, hai bên quay trở lại vị trí căn cứ.Tổng thống Mỹ John Kennedy hôm 26/6/1963 có bài phát biểu nổi tiếng ở Tây Berlin.Đôi lúc người dân phía Đông Đức đào hầm bí mật hay sử dụng giấy tờ giả để qua các cửa khẩu sang Tây Đức.Cuối cùng, ngày 9/11/1989, Lãnh đạo Đảng cộng sản Đông Đức Gunter Schabowski thông báo rằng, mọi người dân ở Đông Đức có thể ngay lập tức sang Tây Đức tự do.Mọi người đổ xô tới bức tường trong ngày tháng lịch sử này.Người đàn ông Tây Đức dùng búa tạ để phá bức tường Berlin gần đoạn Quảng trường Potsdamer Platz hôm 12/11/1989.Bức tường Berlin bị phá dỡ.Cuối cùng, một nước Đức thống nhất chính thức ra đời ngày 3/10/1990. Năm vùng thuộc Đông Đức cũng được nhập vào Tây Đức.Một đài tưởng niệm 1.065 các nạn nhân thiệt mạng khi cố gắng vượt qua Bức tường Berlin đã được xây dựng ở khu trạm kiểm soát Charlie. Năm 2005, nhà chức trách đã di dời địa điểm này.
Năm 2015, khoảng 300 sự kiện ở Frankfurt để kỉ niệm sự kiện nước Đức thống nhất sẽ được tổ chức. Cụ thể, ngày 3/10, toàn thể người dân nước Đức tưng bừng tham gia các hoạt động kỉ niệm sự kiện Đông Đức và Tây Đức "về chung một nhà".
Thủ tướng Đức Angela Merkel chụp ảnh cùng người dân nhân dịp kỉ niệm 25 năm Ngày thống nhất nước Đức.
Nhân dịp này, đài phát thanh Sputnik đã đăng tải một bộ ảnh tư liệu về sự kiện trên. Ngày 21/4/1945, Hồng quân Liên Xô tiến sát cửa ngõ Berlin và treo cờ đỏ búa liềm chiến thắng trên nóc Tòa nhà Quốc hội Đức hôm 1/5. Ngày 2/5, sau khi Tư lệnh quân Đức Quốc xã ở Berlin, Trung tướng Helmut Weidling tuyên bố đầu hàng. Về cơ bản, Berlin đã hoàn toàn thất thủ.
Khi Chiến tranh Thế giới 2 kết thúc, đại diện tham gia Hội nghị Yalta quyết định chia nước Đức và cả Thủ đô Berlin thành bốn khu vực chiếm đóng do các nước Đồng minh (gồm Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô) kiểm soát và quản lý. Ban đầu, biên giới của các vùng chiếm đóng này mở ra và người dân Đức có thể tự do đi lại giữa các khu vực.
Năm 1948, cuộc khủng hoảng đầu tiên nổ ra khi Liên Xô đưa ra các biện pháp để ngăn dòng người chạy sang Tây Đức. Sang năm sau, Cộng hòa Liên bang Đức (tức Tây Đức - FRG) được thành lập trong ba vùng chiếm đóng ở phía tây. Đáp trả lại, nước Cộng hòa Dân chủ Đức (tức Đông Đức - GDR) ở vùng do Liên Xô quản lý cũng ra đời.
Tháng 4/1953, Đông Đức tăng giá đường và cắt giảm lương. Ngày 16/6 cùng năm đó, chừng 10.000 công nhân đổ xuống đường biểu tình đòi chính quyền Đông Đức rút lại quyết định trên.
Họ đã thành công, nhưng các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục.
Tháng 8/1961, Đông Đức bắt đầu dựng lên một bức tường chia cắt phần phía đông và tây Berlin. Mọi chuyển trở nên nghiêm trọng vào hôm 20/8 khi các xe tăng Mỹ được triển khai tới để phá bức tường, nhưng sau đó đụng độ với quân Liên Xô. Ngày hôm sau, tình hình dịu xuống, hai bên quay trở lại vị trí căn cứ.
Tổng thống Mỹ John Kennedy hôm 26/6/1963 có bài phát biểu nổi tiếng ở Tây Berlin.
Đôi lúc người dân phía Đông Đức đào hầm bí mật hay sử dụng giấy tờ giả để qua các cửa khẩu sang Tây Đức.
Cuối cùng, ngày 9/11/1989, Lãnh đạo Đảng cộng sản Đông Đức Gunter Schabowski thông báo rằng, mọi người dân ở Đông Đức có thể ngay lập tức sang Tây Đức tự do.
Mọi người đổ xô tới bức tường trong ngày tháng lịch sử này.
Người đàn ông Tây Đức dùng búa tạ để phá bức tường Berlin gần đoạn Quảng trường Potsdamer Platz hôm 12/11/1989.
Bức tường Berlin bị phá dỡ.
Cuối cùng, một nước Đức thống nhất chính thức ra đời ngày 3/10/1990. Năm vùng thuộc Đông Đức cũng được nhập vào Tây Đức.
Một đài tưởng niệm 1.065 các nạn nhân thiệt mạng khi cố gắng vượt qua Bức tường Berlin đã được xây dựng ở khu trạm kiểm soát Charlie. Năm 2005, nhà chức trách đã di dời địa điểm này.