Myronenko, người từng sống với gia đình ở Donbass hồi mùa xuân năm 2014 và giờ định cư ở Toronto, lớn lên ở Alchevsk, một thành phố nhỏ của vùng miền đông Ukraine. Nó nằm gần thành phố Lugansk, thủ phủ của tỉnh cùng tên và là một thành trì của phe ly khai. Có rất nhiều người trẻ tuổi ở Donbass, nhưng hầu hết số họ đều cố gắng đi thoát ly nơi khác. Bởi lẽ, sống ở quê nhà, họ chỉ có làm việc ở các mỏ than hay các nhà máy, xí nghiệp. Do vậy, hiện những người lớn tuổi chiếm phần lớn dân số ở đây. “Những thanh niên thấy tốt hơn khi họ rời bỏ trường học để tìm cơ hội ở thủ đô Kiev hay các thành phố lớn”, Myronenko cho hay. Đây là bên trong của nhà máy sản xuất thép nổi tiếng trong vùng, OJSC Steel & Iron Works. Đại bộ phận những người lớn tuổi ở Donbass đều giữ tư tưởng tù thời Liên Xô, theo Myronenko. Nó chi phối toàn bộ đời sống của lớp người này.
Do nằm ở gần biên giới với Nga nên Alchevsk là nơi sinh sống của đại bộ phận hậu duệ người gốc Nga. Ngôn ngữ đầu tiên của hầu hết mọi người là tiếng Nga. Tiếng Nga là ngôn ngữ chính ở gần khắp vùng miền đông nên người dân nơi này toàn nghe các tin tức bằng ngôn ngữ này.
“Những người già ở đây luôn coi họ là một phần của nước Nga. Họ nhớ thời kì Liên Xô một cách da diết”, nhiếp ảnh gia Myronenko nói. Tổng thống Putin được những người lớn tuổi ở vùng miền đông coi là một biểu tượng. “Họ không thể đánh giá những gì mà ông Putin dang làm và nhận ra rằng, ông ấy là người đang làm tổn thương họ”. “Nếu cách đây 6 tháng, ai đó nói với tôi rằng sẽ có một cuộc chiến tranh ở Donbass, tôi sẽ không tin họ. Đây là một vùng nhỏ bé mà chẳng một ai thèm bận tâm cả. Sao họ lại cần nó chứ”, nữ nhiếp ảnh gia chất vấn. Khi Myronenko tới thăm nhà hát cũ thời Liên Xô, người bảo vệ nói với cô rằng, các tặng phẩm do cựu lãnh đạo Stalin trao trước từng dược treo lên tường cao. Theo lời cô, khi Ukraine bắt đầu gia nhập Liên minh châu Âu, nhiều người dân ở Donbass tỏ ra lo sợ. Nhiều người tin rằng, việc gia nhập này có thể ảnh hưởng tới lương của họ và làm mất ổn định đất nước. Cuộc xung đột quân sự hiện này phần nào cho thấy nỗi lo ngại đó là thực. Myronke kể rằng, số lượng lớn người dân bỏ phiếu ủng hộ việc tự trị ở miền đông trong cuộc trưng cầu dân ý hồi mùa xuân đều là những người phụ nữ lớn tuổi. Họ muốn quay trở về cuộc sống thời Liên Xô. Không phải những người lớn tuổi nào cũng ủng hộ phe ly khai. Người phụ nữ này đang lắng nghe tin tức về tình hình chiến sự ở thành phố Slovyansk. Bà bảo với Myroneko rằng, đất nước cần kề vai sát cánh bên nhau vào lúc nào.
Myroneko cũng tới gặp những cựu chiến binh Chiến tranh Thế giới 2 hồi mùa hè qua. Không giống như những người cùng lứa tuổi với mình, các cựu binh bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với phong trào ly khai. “Chúng tôi không muốn một cuộc chiến tranh khác. Bọn tôi đã trải qua điều đó rồi”, họ nói với cô như vậy.
Mặc dù Liên Xô tan rã nhưng các doanh nghiệp nhỏ ở đây chưa bao giờ phát triển ở vùng này.
Công việc phổ biến ở Donbass là làm công nhân ở các nhà máy sắt thép hay xưởng khai thác than.
Vùng này có khá nhiều mỏ than, kể cả hợp pháp và bất hợp pháp. Điều kiện làm việc ở các mở quả là khủng khiếp. Nhiều thợ than làm việc cả ngay dưới các hầm than tối đen như mực. Dẫu vậy, làm ở các mỏ lậu còn nguy hiểm hơn đối với các công nhân.
“Chẳng có gì thay đổi ở đây kể từ hồi thập niên 1980. Phục trang vẫn như cũ. Các xe ô tô vẫn thế. Con người nơi đây vẫn vậy”, Myronenko nói. Trong ảnh, một người đàn ông sử dụng xe ô tô lỗi thời để kéo thợ ra khỏi hầm mỏ.
Các trang thiết bị ở các mỏ than cũng không thay đổi. Các đồng phục hay máy móc đều từ thời Liên Xô. Chúng vẫn còn cả các phù hiệu thời đó trên các vật dụng này.
Các thợ mỏ nói rằng, họ cảm thấy làm việc ở các mỏ than là một điều tốt đẹp vì không còn cơ hội việc làm nào ở vùng này cả. Tuy làm việc trong điều kiện nguy hiểm, nhưng họ được trả lương cao. Công việc lại ổn định và có nhiều quyền lợi mà mình được hưởng.
Tình hình ở miền đông Ukraine không có dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ khả quan. Cuộc sống ở Alchevsk hầu như không thay đổi kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Sự tàn phá bởi các cuộc đụng độ vũ trang giữa phe ly khai và Kiev sẽ chỉ làm vấn đề tồi tệ hơn.
Myronenko, người từng sống với gia đình ở Donbass hồi mùa xuân năm 2014 và giờ định cư ở Toronto, lớn lên ở Alchevsk, một thành phố nhỏ của vùng miền đông Ukraine. Nó nằm gần thành phố Lugansk, thủ phủ của tỉnh cùng tên và là một thành trì của phe ly khai.
Có rất nhiều người trẻ tuổi ở Donbass, nhưng hầu hết số họ đều cố gắng đi thoát ly nơi khác. Bởi lẽ, sống ở quê nhà, họ chỉ có làm việc ở các mỏ than hay các nhà máy, xí nghiệp. Do vậy, hiện những người lớn tuổi chiếm phần lớn dân số ở đây.
“Những thanh niên thấy tốt hơn khi họ rời bỏ trường học để tìm cơ hội ở thủ đô Kiev hay các thành phố lớn”, Myronenko cho hay. Đây là bên trong của nhà máy sản xuất thép nổi tiếng trong vùng, OJSC Steel & Iron Works.
Đại bộ phận những người lớn tuổi ở Donbass đều giữ tư tưởng tù thời Liên Xô, theo Myronenko. Nó chi phối toàn bộ đời sống của lớp người này.
Do nằm ở gần biên giới với Nga nên Alchevsk là nơi sinh sống của đại bộ phận hậu duệ người gốc Nga. Ngôn ngữ đầu tiên của hầu hết mọi người là tiếng Nga.
Tiếng Nga là ngôn ngữ chính ở gần khắp vùng miền đông nên người dân nơi này toàn nghe các tin tức bằng ngôn ngữ này.
“Những người già ở đây luôn coi họ là một phần của nước Nga. Họ nhớ thời kì Liên Xô một cách da diết”, nhiếp ảnh gia Myronenko nói.
Tổng thống Putin được những người lớn tuổi ở vùng miền đông coi là một biểu tượng. “Họ không thể đánh giá những gì mà ông Putin dang làm và nhận ra rằng, ông ấy là người đang làm tổn thương họ”.
“Nếu cách đây 6 tháng, ai đó nói với tôi rằng sẽ có một cuộc chiến tranh ở Donbass, tôi sẽ không tin họ. Đây là một vùng nhỏ bé mà chẳng một ai thèm bận tâm cả. Sao họ lại cần nó chứ”, nữ nhiếp ảnh gia chất vấn.
Khi Myronenko tới thăm nhà hát cũ thời Liên Xô, người bảo vệ nói với cô rằng, các tặng phẩm do cựu lãnh đạo Stalin trao trước từng dược treo lên tường cao.
Theo lời cô, khi Ukraine bắt đầu gia nhập Liên minh châu Âu, nhiều người dân ở Donbass tỏ ra lo sợ. Nhiều người tin rằng, việc gia nhập này có thể ảnh hưởng tới lương của họ và làm mất ổn định đất nước. Cuộc xung đột quân sự hiện này phần nào cho thấy nỗi lo ngại đó là thực.
Myronke kể rằng, số lượng lớn người dân bỏ phiếu ủng hộ việc tự trị ở miền đông trong cuộc trưng cầu dân ý hồi mùa xuân đều là những người phụ nữ lớn tuổi. Họ muốn quay trở về cuộc sống thời Liên Xô. Không phải những người lớn tuổi nào cũng ủng hộ phe ly khai. Người phụ nữ này đang lắng nghe tin tức về tình hình chiến sự ở thành phố Slovyansk. Bà bảo với Myroneko rằng, đất nước cần kề vai sát cánh bên nhau vào lúc nào.
Myroneko cũng tới gặp những cựu chiến binh Chiến tranh Thế giới 2 hồi mùa hè qua. Không giống như những người cùng lứa tuổi với mình, các cựu binh bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với phong trào ly khai. “Chúng tôi không muốn một cuộc chiến tranh khác. Bọn tôi đã trải qua điều đó rồi”, họ nói với cô như vậy.
Mặc dù Liên Xô tan rã nhưng các doanh nghiệp nhỏ ở đây chưa bao giờ phát triển ở vùng này.
Công việc phổ biến ở Donbass là làm công nhân ở các nhà máy sắt thép hay xưởng khai thác than.
Vùng này có khá nhiều mỏ than, kể cả hợp pháp và bất hợp pháp. Điều kiện làm việc ở các mở quả là khủng khiếp. Nhiều thợ than làm việc cả ngay dưới các hầm than tối đen như mực. Dẫu vậy, làm ở các mỏ lậu còn nguy hiểm hơn đối với các công nhân.
“Chẳng có gì thay đổi ở đây kể từ hồi thập niên 1980. Phục trang vẫn như cũ. Các xe ô tô vẫn thế. Con người nơi đây vẫn vậy”, Myronenko nói. Trong ảnh, một người đàn ông sử dụng xe ô tô lỗi thời để kéo thợ ra khỏi hầm mỏ.
Các trang thiết bị ở các mỏ than cũng không thay đổi. Các đồng phục hay máy móc đều từ thời Liên Xô. Chúng vẫn còn cả các phù hiệu thời đó trên các vật dụng này.
Các thợ mỏ nói rằng, họ cảm thấy làm việc ở các mỏ than là một điều tốt đẹp vì không còn cơ hội việc làm nào ở vùng này cả. Tuy làm việc trong điều kiện nguy hiểm, nhưng họ được trả lương cao. Công việc lại ổn định và có nhiều quyền lợi mà mình được hưởng.
Tình hình ở miền đông Ukraine không có dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ khả quan. Cuộc sống ở Alchevsk hầu như không thay đổi kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Sự tàn phá bởi các cuộc đụng độ vũ trang giữa phe ly khai và Kiev sẽ chỉ làm vấn đề tồi tệ hơn.