Everest - đỉnh núi cao nhất thế giới, được Sir Edmund Hillary và Tenzing Norgay, người Sherpa, chinh phục ngày 29/5/1953.
Họ lên tới đỉnh ngọn núi này lúc 11h30 (giờ địa phương) sau chặng leo núi khó khăn gian khổ từ mặt phía nam ngọn núi này. Hillary chụp một vài bức ảnh ghi lại
cảnh tượng nơi đây, với ảnh Sherpa Tenzing vẫy cờ đại diện cho Anh Quốc,
Nepal, Liên Hiệp Quốc và Ấn Độ.Tenzing chôn một ít bánh kẹo trong
tuyết theo một tập tục Phật giáo để cúng trời đất, thánh thần. Hai người
chỉ lưu lại trên đỉnh Everest 15 phút vì còn ít khí oxy dự trữ. Phần
lớn trang thiết bị của họ là mới được sáng chế và thử nghiệm. Hai ngày
trước khi họ lên tới đỉnh, một nhóm khác đã lên chỉ còn cách đỉnh núi
100 m nhưng đã phải quay lại vì hệ thống dưỡng khí của họ bị hỏng. Cuộc leo núi bắt đầu ngày 2/4 và tin vui được công bố ngày 2/6, đúng ngày đăng quang Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị của nước Anh. Đoàn thám hiểu dựng cột ăng-ten radio giữa các trạm cơ sở. Họ có thể liên lạc với nhau bằng bộ đàm. Những người trong đoàn thám hiểm thậm chí có thể theo dõi buổi phát thanh tường thuật lễ đăng quang của Nữ hoàng. Bảy
trại được dựng lên dọc sườn núi Everest trong suốt hành trình thám hiểm
để đoàn thám hiểm có thể làm quen với thời tiết và độ cao trong quá
trình leo núi. Những người Sherpa đã vận chuyển đồ cung ứng cần thiết
tới Base Camp. Bên phải là Lho La, đèo giữa vách đá Khumbu Glacier và
bên kia là Tây Tạng. Sườn đèo Lho La trông tưởng như dễ đi nhưng thường
xuyên bị tuyết lở đổ xuống từ các vách núi phía trên. Hàng trăm người khuân vác đi theo đoàn thám hiểm. Cuộc thám hiểm
lên đỉnh Everest vào năm 1953 là lần thứ 9 các nhà leo núi Anh
tìm cách leo lên ngọn núi này và họ đã trở thành những người đầu tiên
được khẳng định đã chinh phục đỉnh Everest.
Everest - đỉnh núi cao nhất thế giới, được Sir Edmund Hillary và Tenzing Norgay, người Sherpa, chinh phục ngày 29/5/1953.
Họ lên tới đỉnh ngọn núi này lúc 11h30 (giờ địa phương) sau chặng leo núi khó khăn gian khổ từ mặt phía nam ngọn núi này.
Hillary chụp một vài bức ảnh ghi lại
cảnh tượng nơi đây, với ảnh Sherpa Tenzing vẫy cờ đại diện cho Anh Quốc,
Nepal, Liên Hiệp Quốc và Ấn Độ.
Tenzing chôn một ít bánh kẹo trong
tuyết theo một tập tục Phật giáo để cúng trời đất, thánh thần. Hai người
chỉ lưu lại trên đỉnh Everest 15 phút vì còn ít khí oxy dự trữ.
Phần
lớn trang thiết bị của họ là mới được sáng chế và thử nghiệm. Hai ngày
trước khi họ lên tới đỉnh, một nhóm khác đã lên chỉ còn cách đỉnh núi
100 m nhưng đã phải quay lại vì hệ thống dưỡng khí của họ bị hỏng.
Cuộc leo núi bắt đầu ngày 2/4 và tin vui được công bố ngày 2/6, đúng ngày đăng quang Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị của nước Anh.
Đoàn thám hiểu dựng cột ăng-ten radio giữa các trạm cơ sở. Họ có thể liên lạc với nhau bằng bộ đàm.
Những người trong đoàn thám hiểm thậm chí có thể theo dõi buổi phát thanh tường thuật lễ đăng quang của Nữ hoàng.
Bảy
trại được dựng lên dọc sườn núi Everest trong suốt hành trình thám hiểm
để đoàn thám hiểm có thể làm quen với thời tiết và độ cao trong quá
trình leo núi.
Những người Sherpa đã vận chuyển đồ cung ứng cần thiết
tới Base Camp. Bên phải là Lho La, đèo giữa vách đá Khumbu Glacier và
bên kia là Tây Tạng. Sườn đèo Lho La trông tưởng như dễ đi nhưng thường
xuyên bị tuyết lở đổ xuống từ các vách núi phía trên.
Hàng trăm người khuân vác đi theo đoàn thám hiểm.
Cuộc thám hiểm
lên đỉnh Everest vào năm 1953 là lần thứ 9 các nhà leo núi Anh
tìm cách leo lên ngọn núi này và họ đã trở thành những người đầu tiên
được khẳng định đã chinh phục đỉnh Everest.