Theo Insider, Khang Ba Thập ở Ordos, Nội Mông, Trung Quốc, vốn được xây dựng để trở thành một thành phố hiện đại sân vận động lớn và không gian công cộng hoành tráng. Tuy nhiên, nơi này lại không thu hút người dân đến sinh sống. Ngày nay, Khang Ba Thập không khác gì một "đô thị ma", với hầu hết các tòa nhà đều không có người. (Nguồn ảnh: Insider)Ashgabat ở Turkmenistan cũng là một thành phố lớn trên thế giới bị bỏ hoang. Thành phố có 543 tòa nhà làm bằng vật liệu xa xỉ và đây cũng là nơi có bánh xe Ferris lớn nhất thế giới. Tuy nhiên hiện nay, phần lớn nơi này bị bỏ hoang vì nền văn hóa "biệt lập" của đất nước. Theo Insider, Turkmenistan là một trong những quốc gia ít du khách nhất trên thế giới.Thị trấn mỏ Wittenoom ở Tây Úc được thành lập vào năm 1946 và là thị trấn lớn nhất vùng Pilbara vào đầu những năm 1950. Trong bối cảnh những lo ngại về sức khỏe ngày càng gia tăng, nhu cầu về amiăng ngày càng giảm dẫn đến việc mỏ tại thị trấn này đóng cửa vào năm 1966. Hầu hết người dân chuyển đi để tìm công việc khác. Wittenoom chính thức đóng cửa vào năm 2007. Theo một bộ phim tài liệu được chiếu vào tháng 12/2019, chỉ còn lại một cư dân trong thị trấn này.Thị trấn mỏ Ruby ở Mỹ chính thức bị bỏ hoang vào năm 1940. Phần còn lại của Ruby hiện nằm trên vùng đất tư nhân và vẫn là một trong những thị trấn phía tây được bảo vệ tốt nhất ở Mỹ.Thị trấn Varosha trên đảo Síp từng là một địa điểm du lịch nổi tiếng vào những năm 1970. Theo BBC, Varosha vẫn bị bỏ hoang và nằm dưới sự kiểm soát của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1974. Thị trấn đã được rào xung quanh, và không ai ngoài quân đội và nhân viên Liên Hợp Quốc được phép vào thị trấn này. Có thể thấy, thiên nhiên dần "xâm chiếm" thị trấn Vorosha.Mặc dù đã bị bỏ hoang, Craco vẫn là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Italy và được đưa vào danh sách theo dõi của Quỹ Di tích Thế giới vào năm 2010. Theo Insider, Craco được làm bối cảnh cho nhiều bộ phim.Thị trấn Centralia ở Mỹ từng là nơi sinh sống của hơn 1.000 người. Tuy nhiên, nơi này đã bị bỏ hoang suốt gần 60 năm qua vì đám cháy ở mỏ than vẫn âm ỉ dưới lòng đất.Thị trấn Pripyat, Ukraine, bị bỏ hoang từ sau khi thảm họa hạt nhân Chernobyl kinh hoàng xảy ra năm 1986.Đảo Hashima, Nhật Bản, từng có hơn 5.000 cư dân (gồm các công nhân mỏ và gia đình của họ) sinh sống vào năm 1959. Tuy nhiên, khi các mỏ than đá bắt đầu cạn kiệt vào năm 1974, hầu hết mọi người đã rời khỏi đây. Hòn đảo đông đúc một thời giờ hoàn toàn bị bỏ hoang.Oradour-sur-Glane từng là một ngôi làng nhỏ tuyệt đẹp của Pháp. Tuy nhiên, nơi này đã bị Đức Quốc xã tàn phá vào năm 1944.Bodie ở California (Mỹ) trở thành thị trấn ma từ năm 1940.Thị trấn Kayaköy, Thổ Nhĩ Kỳ, đã từng phát triển mạnh cho đến khi cư dân phải rời bỏ nơi này do chiến tranh vào năm 1923. Mời độc giả xem thêm video: Mùa thu nước Anh (Nguồn video: VTV)
Theo Insider, Khang Ba Thập ở Ordos, Nội Mông, Trung Quốc, vốn được xây dựng để trở thành một thành phố hiện đại sân vận động lớn và không gian công cộng hoành tráng. Tuy nhiên, nơi này lại không thu hút người dân đến sinh sống. Ngày nay, Khang Ba Thập không khác gì một "đô thị ma", với hầu hết các tòa nhà đều không có người. (Nguồn ảnh: Insider)
Ashgabat ở Turkmenistan cũng là một thành phố lớn trên thế giới bị bỏ hoang. Thành phố có 543 tòa nhà làm bằng vật liệu xa xỉ và đây cũng là nơi có bánh xe Ferris lớn nhất thế giới. Tuy nhiên hiện nay, phần lớn nơi này bị bỏ hoang vì nền văn hóa "biệt lập" của đất nước. Theo Insider, Turkmenistan là một trong những quốc gia ít du khách nhất trên thế giới.
Thị trấn mỏ Wittenoom ở Tây Úc được thành lập vào năm 1946 và là thị trấn lớn nhất vùng Pilbara vào đầu những năm 1950. Trong bối cảnh những lo ngại về sức khỏe ngày càng gia tăng, nhu cầu về amiăng ngày càng giảm dẫn đến việc mỏ tại thị trấn này đóng cửa vào năm 1966. Hầu hết người dân chuyển đi để tìm công việc khác. Wittenoom chính thức đóng cửa vào năm 2007. Theo một bộ phim tài liệu được chiếu vào tháng 12/2019, chỉ còn lại một cư dân trong thị trấn này.
Thị trấn mỏ Ruby ở Mỹ chính thức bị bỏ hoang vào năm 1940. Phần còn lại của Ruby hiện nằm trên vùng đất tư nhân và vẫn là một trong những thị trấn phía tây được bảo vệ tốt nhất ở Mỹ.
Thị trấn Varosha trên đảo Síp từng là một địa điểm du lịch nổi tiếng vào những năm 1970. Theo BBC, Varosha vẫn bị bỏ hoang và nằm dưới sự kiểm soát của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1974. Thị trấn đã được rào xung quanh, và không ai ngoài quân đội và nhân viên Liên Hợp Quốc được phép vào thị trấn này. Có thể thấy, thiên nhiên dần "xâm chiếm" thị trấn Vorosha.
Mặc dù đã bị bỏ hoang, Craco vẫn là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Italy và được đưa vào danh sách theo dõi của Quỹ Di tích Thế giới vào năm 2010. Theo Insider, Craco được làm bối cảnh cho nhiều bộ phim.
Thị trấn Centralia ở Mỹ từng là nơi sinh sống của hơn 1.000 người. Tuy nhiên, nơi này đã bị bỏ hoang suốt gần 60 năm qua vì đám cháy ở mỏ than vẫn âm ỉ dưới lòng đất.
Thị trấn Pripyat, Ukraine, bị bỏ hoang từ sau khi thảm họa hạt nhân Chernobyl kinh hoàng xảy ra năm 1986.
Đảo Hashima, Nhật Bản, từng có hơn 5.000 cư dân (gồm các công nhân mỏ và gia đình của họ) sinh sống vào năm 1959. Tuy nhiên, khi các mỏ than đá bắt đầu cạn kiệt vào năm 1974, hầu hết mọi người đã rời khỏi đây. Hòn đảo đông đúc một thời giờ hoàn toàn bị bỏ hoang.
Oradour-sur-Glane từng là một ngôi làng nhỏ tuyệt đẹp của Pháp. Tuy nhiên, nơi này đã bị Đức Quốc xã tàn phá vào năm 1944.
Bodie ở California (Mỹ) trở thành thị trấn ma từ năm 1940.
Thị trấn Kayaköy, Thổ Nhĩ Kỳ, đã từng phát triển mạnh cho đến khi cư dân phải rời bỏ nơi này do chiến tranh vào năm 1923.
Mời độc giả xem thêm video: Mùa thu nước Anh (Nguồn video: VTV)